Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

TRANG NHẤT > PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Cập nhật ngày 07/10/2008 (GMT+7)

Bài Thứ 02: Luận Đại Thừa Trăm Pháp

PHẦN THỨ HAI

       Luận-chủ trả lời câu hỏi thứ hai:  “Sao gọi là Vô-ngã?”. 

CHÁNH VĂN 

       Nói “Vô-ngã”, lược có hai món: 

1.      Nhơn Vô-ngã.

2.      Pháp Vô-ngã. 

Chúng-sinh chấp thân, tâm này thật là mình (ta), như thế là “Nhơn-ngã”; chấp, núi, sông, đất, nước, tất cả sự-vật bên ngoài là thật có, như thế là “Pháp-ngã”. 

Vì “Nhơn” không thật ngã và “Pháp” cũng không thật ngã, nên Phật gọi rằng:  “Tất cả Pháp Vô-ngã”; tức là “Nhơn Vô-ngã” và “Pháp Vô-ngã” vậy. 

Như thế là Luận-chủ đã trả lời xong câu hỏi thứ hai:  “Thế nào là Vô-ngã”.

BÀI THỨ HAI 

LUẬN ÐẠI-THỪA TRĂM PHÁP

·         Ngài THIÊN-THÂN Bồ-tát tạo luận.

·         Ngài HUYỀN-TRANG Pháp-sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán.

·         Sa-môn T. THIỆN-HOA dịch lại chữ Việt và lược giải. 

Nguyên văn chữ Hán:   

       Như Thế-Tôn ngôn:

       “Nhứt thế pháp Vô-ngã”.

       Hà đẳng nhứt thế pháp

       Vân hà vi Vô-ngã? 

Dịch nghĩa: 

       Như lời đức Thế-Tôn nói:

       “Tất cả pháp Vô-ngã”.

       Vậy, cái gì là “Tất cả pháp”?

       Và sao gọi là “Vô-ngã”? 

LƯỢC GIẢI: 

       Chữ “PHÁP” tức là tất cả sự vật từ tinh-thần lẫn vật-chất, nào Thánh Phàm chơn vọng, hữu-tình, vô-tình, hữu-hình, vô-hình, hữu-vi, vô-vi v.v… 

       Dịch đúng theo văn Tàu:  “Phàm cái gì tự nó có thể giữ được hình-dáng hay khuôn-khổ của nó, làm cho người, khi trông đến biết đó là vật gì, thì gọi là “Pháp” (Nhậm trì tự tánh, quỷ sanh vật giải). 

       Chữ “NGÔ là Ta hay Tôi.  Phàm nói “Ta” thì phải đủ hai điều-kiện:  

1.      Tự-tại hay tự-chủ.

2.      Có thể sắp đặt sai khiến mọi việc. 

Như thế mới được gọi là “Ta”. 

PHẦN THỨ NHẤT, NÓI 100 PHÁP 

       Nguyên văn chữ Hán: 

               Nhứt thế pháp giả, lược hữu ngũ chủng:

                      Nhứt giả Tâm pháp,

                      Nhị giả Tâm sở-hữu pháp,

                      Tam giả Sắc pháp,

                      Tứ giả Tâm bất-tương-ưng-hành pháp,

                      Ngũ giả Vô-vi pháp. 

       Dịch nghĩa: 

               Nói tất cả pháp có năm món: 

1.      Tâm pháp.

2.      Tâm sở-hữu pháp.

3.      Sắc pháp.

4.      Tâm bất-tương-ưng-hành pháp.

5.      Vô-vi pháp. 

LƯỢC GIẢI:

       Chữ “TÂM” có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa: 

1.      Tập-khởi: 

       Chứa nhóm và phát khởi.  Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng-thức).  Vì thức này có công-năng “chứa nhóm” chủng-tử của các pháp, rồi “phát-khởi” ra hiện-hành. 

2.      Tích-tập: 

Chứa nhóm.  Nghĩa này thuộc vê Bảy thức trước.  Vì 7 thức trước có công-năng “chứa nhóm” các pháp hiện-hành để huân và Tàng-thức. 

       Trái lại, Bảy thức trước cũng có nghìa “tập-khởi” (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công-năng “chứa nhóm” các pháp hiện-hành, để huân vào Tàng-thức, “khởi thành” chủng-tử. 

       Thức thứ Tám cũng có nghĩa “tích-tập” (chứa nhóm), vì thức thứ Tám có công-năng “chứa nhóm” chủng-tử của các pháp vậy. 

3.      Duyên-lự: 

Duyên cảnh, khởi phân-biệt.  Tám thức đều tự duyên cái cảnh tướng-phần của mình, rồi khởi ra phân-biệt (lự). 

4.      Thức: 

               Hiểu biết phân-biệt.  Cả tám thức đều có công-năng hiểu biết phân-biệt. 

5.      Ý: 

               Sanh-diệt tương-tục không gián-đoạn.  Cả tám thức đều niệm niệm sanh-diệt tương-tục không gián-đoạn. 

6.      Tâm, Ý và Thức: 

       Vì y theo đặc-tánh của mỗi thức, thì thức thứ Tám về nghĩa “Tích-tập” thù-thắng, nên gọi là “Tâm”; thức thứ Bảy về nghĩa “sanh-diệt tương-tục” thù-thắng, nên gọi là “Ý” và Sáu thức trước về nghĩa “phân-biệt” thù-thắng, nên gọi là “Thức”. 

       Chữ “TÂM PHÁP”:  Pháp thuộc về Tâm.  Vì 8 món Tâm có công-năng thù-thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai-quyền thế-lực, thống-trị thiên-hạ, cho nên cũng gọi là “Tâm vương”.

***

Người học nên nhớ kỹ thêm những danh-từ sau đây: 

I.     Ba cảnh:      

1.      Tánh cảnh.

2.      Ðộc-ảnh cảnh.

3.      Ðới-chất cảnh. 

II.   Ba lượng:

1.      Hiện lượng.

2.      Tỷ lượng.

3.      Phi lượng. 

III.  Ba tánh:

1.      Thiện tánh.

2.      Ác tánh.

3.      Vô-ký tánh. 

IV.  Ba thọ:

1.      Khổ thọ.

2.      Lạc thọ.

3.      Xả thọ. 

V.   Năm thọ:

1.      Khổ thọ.

2.      Lạc thọ.

3.      Ưu thọ.

4.      Hỷ thọ.

5.      Xả thọ. 

VI.  Tâm có bốn phần:

1.      Tướng phần.

2.      Kiến phần.

3.      Tự-chứng phần.

4.      Chứng-tự-chứng phần. 

VII.        51 món Tâm-sở, phân làm 6 vị:

1.      Biến hành, có 5.

2.      Biệt cảnh, có 5.

3.      Thiện, có 11.

4.      Căn-bản phiền-não, có 6.

5.      Tùy phiền-não, có 20.

6.      Bất-định, có 4. 

VIII. Ba giới và chín địa:

               a)  Dục giới.                            

1.      Ngũ thú tạp cư địa. 

               b)  Sắc-giới.      

2.      Ly, sanh hỷ lạc địa.

3.      Ðịnh, sanh hỷ lạc địa.

4.      Ly hỷ, diệu lạc địa.

5.      Xả niệm, thanh-tịnh địa.

               c)  Vô-sắc-giới. 

6.      Không vô-biên-xứ địa.

7.      Thức vô-biên-xứ địa.

8.      Vô-sở-hữu-xứ địa.

9.      Phi-tưởng, phi-phi-tưởng xứ địa. 

IX.  Bồ-tát có hai: 

       a)  Hiền.

-          Tư-lương-vị:  

1.      Thập trụ.

2.      Thập hạnh.

3.      Thập hồi hướng. 

-          Tứ-gia-hạnh-vị: 

1.      Noãn.

2.      Ðảnh.

3.      Nhẫn.

4.      Thế đệ-nhứt. 

       b)  Thánh.

1.      Hoan-hỷ địa.

2.      Ly-cấu địa.

3.      Phát-quang địa.

4.      Diệm-huệ địa.

5.      Nan-thắng địa.

6.      Hiện-tiền địa.

7.      Viễn-hành địa.

8.      Bất-động địa.

9.      Thiện-huệ địa.

10.  Pháp-vân địa. 

X.   Tám thức và các duyên: 

       NHÃN-THỨC, có 9 duyên: 

1.      Hư-không.

2.      Ánh-sáng.

3.      Căn.

4.      Cảnh.

5.      Tác-ý.

6.      Phân-biệt.

7.      Nhiễm-tịnh y.

8.      Căn-bản.

9.      Chủng-tử. 

       NHĨ-THỨC, có 8 duyên:   Các duyên cũng đồng như Nhãn-thức trên, nhưng chỉ trừ “ánh-sáng”. 

       Ba thức: TỸ, THIỆT và THÂN, lại còn có 7 duyên:  Các duyên đồng như Nhãn-thức, chỉ bớt 2 duyên là Hư-không và Ánh-sáng. 

       Ý-THỨC, có 5 duyên: 

1.      Căn.

2.      Cảnh.

3.      Tác-ý.

4.      Căn-bản.

5.      Chủng-tử. 

       MẠT-NA-THỨC, có 3 duyên: 

1.      Căn-cảnh.

2.      Tác-ý.

3.      Chủng-tử. 

       A-LẠI-DA-THỨC, có 4 duyên: 

1.      Căn (Mạt-na).

2.      Cảnh (thân-căn, khí-giới và chủng-tử).

3.      Tác-ý.

4.      Chủng-tử. 

       Vì muốn dễ nhớ, nên Cổ-nhân có làm bài tụng như sau: 

               Nhãn-thức cửu duyên sanh

               Nhĩ-thức duy tùng bát

               Tỹ, Thiệt, Thân tam, thất

               Hậu tam; ngũ, tam, tứ. 

       Dịch nghĩa:

                             Nhãn-thức đủ chín duyên

                             Nhĩ-thức chỉ còn tám

                             Tỹ, Thiệt, Thân có bảy.

                             Sau ba; năm, ba, bốn.

LƯỢC GIẢI: 

       Nhãn-thức có đủ 9 duyên; Nhĩ-thức chỉ còn 9 duyên; Tỹ, Thiệt và Thân, ba thức này lại có 7 duyên; còn ba thức sau thì thức thứ 6 có 5 duyên, thức thứ 7 có 3 duyên và thức thứ 8 có 4 duyên.  (Thức thứ 7 lấy kiến-phần của A-lại-da-thức làm cảnh; Thức thứ 8 lấy căn-thân, khí-giới và chủng-tử làm cảnh).

HT. Thích Thiện Hoa
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
 BÀI HỌC KẾ TIẾP
(Phật Học Phổ Thông Khóa thứ IX (Phần 1))
BÀI THỨ 03: I. TÂM VƯƠNG
 CÁC BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712