Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

TRANG NHẤT > PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Cập nhật ngày 07/10/2008 (GMT+7)

Mười Tông Phái Ở Trung Hoa: Luật Tông, Tịnh Ðộ Tông, Thiền Tông

MƯỜI TÔN PHÁI PHẬT-GIÁO Ở TRUNG-HOA

Không phải riêng gì đạo Phật, tất cả tôn giáo lớn trên thế giới, theo với thời gian và sự phát triển, đều có chia ra nhiều tôn phái. Sự phân phái ấy là một lẽ đương nhiên phải có để cho các căn cơ và hoàn cảnh khác nhau đều có thể thích hợp được. Nếu không, thì đạo không thể phát triển được về bề sâu cũng như bề rộng. Hơn một tôn giáo nào cả, đạo Phật không có những giáo điều thần-khải, không có một tinh thần rắn chắc, gò-bó trong những hình thức hẹp hòi, câu-mệ, mà trái lại, rất phóng khoáng, tự do, dễ khoan hoa, dung hiệp, nên đạo Phật đi đến đâu cũng có thể phát triển đúng theo căn bản và hoàn cảnh riêng biệt ở địa phương ấy. Do đó, mà đạo Phật có rất nhiều màu sắc riêng biệt khi lan tràn trên các nước.

Riêng ở Trung-hoa, đạo Phật đã có chia mười hai tôn phái. Trong mỗi tôn phái đều có đặc điểm riêng, nhưng không bao giờ vượt ra ngoài giáo pháp của Phật cả. Những tôn phái này cũng như những con đường khác nhau, có đường thẳng, đường cong, đường cao đường thấp, đường rộng đường hẹp, nhưng con đường nào cũng đưa đến một mục đích chung cả. Hành giả sẽ tùy theo trình độ trí thức, khả năng, sở thích riêng mà lựa con đường nào thích hợp với mình nhất để tu-tập. Có như thế thì sự tu hành mới chóng có kết quả.

Mười tôn phái ở Trung hoa là: Luật tôn, Tịnh độ tôn, Thuyền tôn, Pháp tướng tôn, Mật tôn, Thiên tai tôn, Hoa nghiêm tôn, Tam luận tôn, Câu xá tôn và Thành thật tôn.

Trong 10 tôn này, Câu xá tôn và Thành thật tôn chủ trương về Tiểu thừa; Luật tôn và Thiền tôn thông cả Ðại và Tiểu thừa, còn 6 tôn kia thuộc về Ðại thừa.

Nghĩa lý của các tôn rất màu nhiệm, kinh điển cũng rất nhiều, muốn hiểu cho thấu đáo, cần phải chuyên môn nghiên cứu, công phu trong nhiều năm. Trong phạm vi của khóa Phật học phổ thông này, chúng ta không thể đi sâu vào mỗi tôn được. Ở đây, chúng ta chỉ nên biết qua đại khái về giáo lý và làm quen với danh từ các tôn ấy, để có chổ nhập môn mà thôi. Sau này, khi học cao hơn, chúng ta sẽ đi sâu vào từng tôn phái một và sẽ tùy theo căn cơ sở thích của mình mà lựa một trong những tôn ấy để tu hành.

LUẬT TÔN

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này dùng Luật làm chỗ căn cứ, nên gọi là Luật tôn. Ðức Phật khi còn tại thế, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà chế ra nhiều loại giới luật để răn dạy đệ tử, hóa độ chúng sinh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đại đệ tử của Ngài, như Ưu-Ba-Li là vị tinh thông về giới luật đứng lên pháp toạ trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, để tụng đọc lại những giới luật mà đức Phật đã chế ra. Lần kết tập này chưa biên chép thành kinh điển, nên Ngài Ưu-Ba-Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên là 'bát thập tụng luật'. Về sau, tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật-giáo lần hồi chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một bộ luật riêng. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ: Thập-tụng, Tứ-phần, Tăng-kỳ, Ngũ-phần.

Những bộ Luật này được truyền sang Trung hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Ðến đời Ðường, Ngài Trí-Thủ Luật-sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của Ngài là Ðạo-Tuyên Luật-sư, nhận thấy trong các bộ ấy, bộ Luật Tứ-phần là thích hợp với căn cơ người Trung hoa, nên đã căn cứ vào bộ Luật này để lập ra Luật tôn. Ngài Ðạo-Tuyên là người Chung-nam-sơn, nên người đời cũng gọi tôn này là 'Chung-nam-sơn tôn' để phân biệt với các Luật tôn khác, như của Ngài Pháp-Lệ bên phái Hữu-tướng bộ, hay Ngài Hoài-Tố ở Ðông-pháp.

Trong các tôn này, chỉ có Luật tôn của Ngài Chung-nam sơn là thạnh hành hơn hết và được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Ðại-thừa lẫn Tiểu-thừa.

II. TÔN CHỈ VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA LUẬT TÔN

Phàm một tổ chức, một công việc gì đúng đắn cũng đều phải tuân theo những quy luật nhất định. Hơn tất cả, sự tu hành lại càng phải tuân theo những giới luật nghiêm minh. Như chúng đã biết trong phần giáo lý căn bản, nghiệp là động lực chính của vũ trụ và nhân sinh. Nghiệp định đoạt tất cả đời sống của chúng ta. Nghiệp có ba loại: nghiệp của hành động, nghiệp của lời nói, và nghiệp của ý nghĩ. Nếu những nghiệp ấy được thanh tịnh không tạo ra các điều ác, thì ta không thọ quả báo sanh tử luân hồi. Không có quả báo sanh tử luân hồi thì tất nhiên là được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ gìn giới luật. Giữ gìn giới luật, chính là phương pháp tu hành trong nhiều phương pháp mà Phật đã chế ra. Phương pháp này rất thiết thực và rất hiệu nghiệm đối với Phật-tử chúng ta:

- Giữ giới không sát nhơn hại vật, hiện đời không làm người hung dữ, khỏi bị tù tội, về sau khỏi đọa trong ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, và khỏi bị người giết hại, đó là tu.

- Giữ giới không trộm cướp, thì hiện thời làm người lương thiện, khỏi bị giam hãm xiềng xích, đời sau không mắc quả báo, bị người giựt của cướp đồ, đó là tu.

- Giữ giới không tà dâm, hiện thời thành người tốt, gia đình mình và người không bị rầy rà đánh đập, khổ sở vì ghen-tương đó là tu.

- Giữ giới không nói dối, không nói láo xược, thèo lẻo, thêm bớt, đâm thọc, không nói hung ác và thô tục, thì không bị người khinh khi, lại được sự kính trọng, đó là tu.

- Giữ giới không cờ bạc, hút xách, rượu chè, thì khỏi mất tiền, thiếu nợ, khỏi say sưa, làm điều tội lỗi và khỏi bị người khinh bỉ, trí tuệ tăng trưởng, đó là tu.

Nói một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều quấy, và thêm được một điều tốt; giữ nhiều giới là ngăn ngừa được nhiều điều tội lỗi và thêm được nhiều điều tốt. Bởi thế, nên giữ giới luật là phương pháp tu không xa thực tế và rất cần thiết cho các Phật-tử cầu đạo giải thoát.

Nhờ giữ 'giới luật' không làm các việc tội lỗi, nên tâm được 'định'; do tâm định nên phát ra 'trí tuệ sáng suốt'. Nhờ có trí tuệ sáng suốt nên phá trừ được vô minh si ám, và được minh tâm kiến tánh thành Phật.

Người tu tại gia có giữ giới, mới thành Phật-tử chơn chánh. Người xuất gia thọ Sa-di, có giữ giới mới phải là chơn tu. Thầy Tỳ-kheo có giữ giới mới phải là Tỳ-kheo thanh tịnh. Bồ-tát có giữ giới mới phải là chơn Bồ-tát. Bởi thế nên trong ba món vô lậu học (giới, định, huệ), 'giới' đứng đầu tất cả.

Tôn này sở dĩ lập ra là nhắm vào lợi ích thiết thực và chắc chắn của giới luật, như đã trình bày ở trên.

III. CÁC LOẠI GIỚI-LUẬT

Giới-luật có nhiều từng bực, tùy theo căn cơ, tùy theo giới tu-sĩ, tùy theo phát nguyện của kẻ tu-hành mà áp dụng. Nhưng nói một cách tổng quát thì giới luật có thể phân chia làm hai loại lớn là: giới-luật của Tiểu-thừa và giới-luật của Ðại-thừa.

- Những giới-luật nào có tánh cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mụch đích chính là tránh tội lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu-thừa. Tất nhiên trong khi giữ giới cho riêng mình, thì người khác cũng được lợi, như giữ giới không trộm cướp, thì mình được là kiềm giữ lòng tham, mà người khác cũng được lợi là khỏi phải bị cái khổ vì tiếc của đã mất. Mặc dù thế, giới không trộm cướp cũng chỉ liệt vào giới Tiểu-thừa, vì trong khi giữ giới, mục đích chính, trực tiếp là giữ cho mình; còn cái lợi cho người chỉ là ảnh hưởng gián tiếp của giới ấy. Những giới như: Ngũ giới (5 giới Phật chế cho người tại gia), Bát-quan-trai giới (8 giới Phật chế cho người tại gia sống như người xuất-gia), Sa-di giới và Sa-di-ni giới (10 giới Phật chế cho người mới xuất gia), Thức-xoa (6 điều nữ học giới), Tỳ-kheo giới (250 giới) và Tỳ-kheo-ni giới (348 giới) là những giới thuộc về Tiểu-thừa.

- Những giới luật nào có tánh cách tích cực, nhắm vào mục đích lợi tha hơn tự lợi thì thuộc về Ðại-thừa giới. Những giới thuộc về Ðại-thừa như: 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát, Tam tụ tịnh giới (gồm có: Nhiếp luật nghi giới là giới không làm việc ác, Nhiếp thiện pháp giới là giới làm các việc lành, Nhiêu ích hữu tình giới là giới làm ích lợi cho chúng sanh, như làm các việc có tánh cách từ thiện xã-hội v.v...)

Nếu đứng về phương diện hành trì mà phân loại, giới-luật lại có thể chia làm hai phần lớn: một phần thuộc về chỉ trì, nghĩa là ngăn dứt ác nghiệp, một phần thuộc về tác trì, tức hành động theo thiện nghiệp.

1.- Về Chỉ-tì, có hai bộ giới bổn:

a) Tỳ-kheo giới bổn, gồm có 250 giới, chia làm 8 nhóm là: 1- Ba-la-di (4 giới), 2- Tăng-tràng (13 giới), 3- Bất-định (2 giới), 4- Xả-đọa (30 giới), 5- Ðơn-đọa (90 giới), 6- Ðể-xá-ni (4 giới), 7- Chúng-học (100 giới), 8- Diệt-trạch (7 giới). Hai trăm năm mươi giới này có thể chia làm tám nhóm như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia làm năm nhóm (ngũ thiên), sáu nhóm (lục tụ) hay bảy nhóm (thất tụ).

b) Tỳ-kheo-ni giới bổn (giới của Tỳ-kheo-ni) gồm có 348 giới, chia làm 7 nhóm là: 1- Ba-la-di (8 giới), 2- Tăng-tàng (17 giới), 3- Xả-đọa (30 giới), 4- Ðơn-đọa (178 giới), 5- Ðề-xá-ni (8 giới), 6- Chúng-học (100 giới), 7- Diệt-trạch (7 giới). Ba trăm bốn mươi tám giới này, có thể chia làm bảy nhóm như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia làm năm nhóm, sáu nhóm hay bảy nhóm như bên tăng (1).

Giới Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni trên này gọi là Cụ-túc giới, nghĩa là những giới đem lại cho người thọ vô-lượng giới hạnh phước đức. Nhưng 250 hay 348 giới, chưa phải là nhiều. Ðó chỉ là mới tóm thâu những giới luật chính, làm giềng mối cho sự trì phạm mà thôi. Nếu kể cho hết giới luật thì về 'lượng' sánh đồng hư-không, về 'cảnh' lại lan khắp cả pháp giới. Nếu kể về bực trung, thì bên Tăng có đến 3.000 oai-nghi, 80.000 tế-hạnh; bên Ni có đến 80.000 oai-nghi và 120.000 tế-hạnh.

Vì sao Phật lập ra nhiều giới luật như thế ? - Vì mỗi một giới là ngăn ngừa một điều tội lỗi, mà con người chúng ta là phàm phu, từ tâm niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu điều tội lỗi, nên phải có vô số luật để ngăn ngừa.

2.- Về Tác-trì, gồm có 20 kiền-độ.

Kiền-độ nghĩa là phẩm loại, điều luật (Khanda).

Hai mươi kiền-độ là:

1.- Thọ giới kiền-độ

2.- Thuyết giới kiền-độ

3.- An-cư kiền-độ

4.- Tự-tứ kiền-độ v.v...

Sự chia ra chỉ-trìtác-trì là cốt cho dễ phân-biệt trong khi giữ giới, chứ thật ra, nói một cách rốt ráo thì trong 'chỉ' có 'tác', trong 'tác' có 'chỉ', không thể nói một cách dứt khoát được.

IV. CÁC DANH TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Như chúng ta đã thấy ở trên, giới luật của Phật chế ra rất nhiều; do đó, danh từ chuyên môn và cách thức giữ giới cũng rất phức tạp. Vậy muốn giữ giới được kết qủa, trước tiên phải biết những điều sau đây:

1. Sao gọi là 'danh, chủng, tánh, tướng' ?

a) Danh là tên (danh từ) nghĩa là tên chỉ mỗi giới, như giới bất sát sinh, giới bất thâu đạo v.v...

b) Chủng là chủng loại, hay nhóm; như chúng ta đã thấy ở phần chia các giới của Tăng, Ni: Ba-la-di, Tăng-tàng v.v...

c) Tánh là tâm tánh, là tánh chất ở bên trong; như người giữ giới, trong tâm niệm không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng v.v... hoặc thấy người phạm giới cũng không sanh tâm vui mừng hay liên tưởng đến. Giữ gìn tâm tánh ở bên trong được thanh tịnh như vậy, gọi là 'giới tánh'.

d) Tướng là hình tướng ở bên ngoài; như bên trong đã không nghĩ đến sát sanh, trộm cướp (tánh giới) v.v... mà bên ngoài cũng không làm những điều ác ấy, gọi là 'giới tướng'.

Tóm lại, mỗi khi phạm một điều tội lỗi, người giữ giới phải biết tội ấy tên gì (danh), sát hay đạo v.v...? thuộc về loại nào (chủng), Ba-la-di hay Tăng-tàng v.v...? thuộc về nội tâm (tánh) hay ngoài thân (tướng) ? Và cuối cùng hành giả phải biết tội ấy, theo luật, phải trị phạt thế nào mới được thanh tịnh ?

2. Sao gọi là 'khai, giá, trì, phạm' ?

a) Khai là mở, cho làm.

b) Giá là ngăn cấm, không cho làm

Như khi Phật còn tại thế, Ngài cấm các vị Tỳ-kheo leo lên cây, đó là 'Giá'. Nhưng về sau có vị Tỳ-kheo đi vào rừng, bị ác thú rượt, Ngài không dám leo lên cây để tránh, vì sợ phạm giới, và cuối cùng phải bị ác thú hại. Từ đó, Phật dạy: 'nếu có duyên sự thì được leo cây', như thế gọi là 'Khai'.

Một ví dụ thứ hai: người Phật-tử phải giữ giới không uống rượu. Ðó là 'Giá'. Nhưng khi bị bệnh nặng, nếu cần rượu để hòa với thuốc, uống mới lành bệnh, thì tạm được dùng. Ðó là 'Khai'. Nhưng trước khi uống, phải bạch với chư Tăng.

c) Trì là giữ gìn; như khi đã thọ giới rồi mà giữ gìn cho được thanh tịnh thì gọi là 'Trì'.

d) Phạm là vi phạm; như đã thọ giới rồi mà không giữ gìn giới thì gọi là 'Phạm'.

Tóm lại, trong khi tu hành giữ giới luật, hành giả luôn luôn quan sát mỗi mỗi hành vi hằng ngày của mình, xét xem một cách sáng suốt thế nào là 'Trì', thế nào là 'Phạm'; trong trường hợp nào, và giới nào được 'Khai'; trong trường hợp nào và giới nào không được 'Khai' v.v... Nói một cách tổng quát khi đã thọ giới rồi thì phải 'Trì'. Nếu không 'Trì' là 'Phạm'. Tuy thế, nếu vì lòng từ bi, vì lợi ích chung, hay vì trí huệ thúc đẩy, thì có thể 'Khai' mà không phạm tội. Nhưng nếu vì tâm nhiễm ô, vì phiền não thúc đẩy mà 'Khai' thì là 'Phạm'.

3. Sao gọi là 'chỉ-trì, tác-phạm và tác-trì chỉ-phạm' ?

a) Chỉ-trì là nói về phương diện các điều ác, quyết giữ gìn không gây tội lỗi.

b) Tác-phạm là nói về phương diện các điều ác, đáng lẽ phải giữ gìn, mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi.

c) Tác-trì là nói về phương diện các điều thiện, cần phải làm, mới là giữ giới.

d) Chỉ-phạm là nói phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm, là phạm giới.

Thí-dụ: Về tội ăn trộm, nếu không làm là chỉ-trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại, về hạnh bố thí, nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm.

4. Sao gọi là 'tánh-tội và giá tội, hay tánh giới và giá giới' ?

a) Tánh tội là tội sẵn có trong bản tánh chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn tánh này có sẵn trong tâm tánh chúng sanh từ vô thỉ đến nay, hễ có chúng sanh là có chúng nó. Mỗi người, không cần ai dạy bảo, không cần học tập, mà ai cũng đều biết sát, đạo, dâm, vọng. Vì thế cho nên gọi là tánh tội.

b) Giá tội là tội không sẵn có trong bản tánh, nhưng do hoàn cảnh, do tập nhiễm mà phát sinh; như tội uống rượu chẳng hạn. Nói một cách tổng quát, ngoài bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng, còn bao nhiêu tội khác đều là giá tội cả.

c) Tánh giới là giới để ngăn ngừa bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng. Giới này rất quan trọng, nhưng cũng rất khó giữ. Giữ được bốn giới này thì sự tu hành tất sẽ kết quả và con đường giải thoát chắc chắn sẽ chờ đón hành giả.

d) Giá giới là giới để ngăn ngừa tội lỗi do hoàn cảnh huân tập mà phát sinh. Những giới này ít quan trọng hơn tánh giới nói trên. Nhưng muốn giữ được tánh giới một cách ít khó khăn, phải cần giữ giá giới. Như người muốn đốn cây cổ thụ, trước tiên phải chặt dần ngành ngọn; như người dụng binh giỏi, trước khi muốn chiếm một đô thị lớn, phải ngăn chận các con đường đi vào đô thị ấy.

V. KẾT LUẬN

Như chúng ta đã rõ, mục đích của giáo pháp mà đức Phật chỉ bày cho chúng ta là để được minh tâm, kiến tánh và thành Phật. Tất cả các tôn phái, mặc dù có chủ trương và đặc điểm khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng cũng đều là một: Giác ngộ và thành Phật.

Luật tôn cũng không đi ra ngoài mục đích trên, mặc dù phương pháp có khác. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu; Luật tôn, trái lại, chử trương : hãy tu đi rồi sẽ hiểu, hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, thì tâm sẽ định tĩnh, thanh tịnh; tâm đã thanh tịnh, thì trí huệ sẽ sáng suốt, chân tâm sẽ hiện bày, Phật tánh sẽ phát lộ.

Thật là một chủ trương rất thiết thực, mà kết quả lại chắc chắn! Những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳng khác gì ngọn đèn trước gió, có thể sáng lắm, nhưng không biết sẽ tắt khi nào. Trái lại, kẻ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân thành, thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp thì còn lu, nhưng không tắt, và càng cháy lâu càng sáng tỏ.

Vì những lý lẽ trình bày ở trên, Luật tôn đều thích hợp với mọi căn cơ, nhất là với những căn cơ chậm lụt. Ở đời chúng ta thường thấy, phần nhiều những người có căn trí lanh lẹ, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật, nên cuối cùng, chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp cả. Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường, nhiều khi chậm lụt nữa, nhưng lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo, vì họ biết thủ phận, chịu khó khép mình vào kỷ luật, không tự mãn, tự cao. Những đệ tử của Phật, có ai có một địa vị xã hội hạ tiện (đi gánh phân) và một căn trí thấp thỏi như Ngài Ưu-Ba-Li ? thế mà Ngài Ưu-Ba-Li trở thành một đại đệ tử của Phật, đã thành một bậc hiền thánh, chỉ vì đã nghiêm trì giới luật ! Chúng ta đây, địa vị xã-hội và căn trí chắc chắn không kém Ngài Ưu-Ba-Li, lẽ nào chúng ta không thu hoạch được thành quả tốt đẹp như Ngài, nếu chúng ta cũng tập nghiêm trì giới luật như Ngài.

______________

(1) Chúng tôi chỉ giới-thiệu những danh từ của các giới luật tăng, ni chứ không nói rõ hơn, vì theo luật Phật, người thọ giới ở cấp bực nào thì chỉ biết giới luật của cấp ấy mà thôi.

TỊnh Ð Tông

Tôn này thuộc về Ðại-thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật đẻ được cảnh vãng sanh về Tịnh độ của Phật A-DI-Ðà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn.

Ðây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, củng có thể tu hành được cả. Nếu so sánh với con đường đi, thì tôn này là môt đại lộ bằng phẵng ,rộng rãi, mát mẽ, hành giả dễ đi mà mau đến, không sợ gặp nguy hiểm chướng ngại giữa đường.

Bởi những lẻ ấy, nên từ xưa đến nay, đã có không biết bao nhiêu người chọn lựa pháp môn này để tu hành. Riêng ở Việt nam chúng ta, ngày xưa củng như hiện nay, có biết bao nhiêu người là môn đồ của tôn này. Ðó là lý do thúc đẩy chúng tôi gấp rút biên soạn bài này để giới thiệu ' con đường tu thứ hai' trong mười tôn phái của Phật Giáo.

I. Duyên Khi Lp Tông

Tịnh độ căn cứ vào những kinh điền gì để thành lập? Kinh điển mà Tịnh độ tôn đã y- cứ thì rất nhiều. Ơí đây chúng tôi chỉ xin nêu lên một ít bộ kinh căn bản, thường được nói đến thôi. Ðó là các bộ:

1.-Kinh vô lượng thọ: Kinh này được chép lại 48 lời thề nguyên của đức A-Di-Ðà , khi còn là một vị Tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Nội dung của 48 lời thệ nguyện ấy là: sau khi thành Phật, ngài sẽ lập ra một quốc độ hết sức trang nghiêm thanh tịnh, để tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương Thế giới về đó, nếu những chúng sanh ấy thường niệm đến danh hiệu Ngài và thường cầu được vãn sanh về cõi tịnh độ của Ngài.

2.- Kinh Quán Vô lượng thọ: Kinh này chép rõ 16 Pháp quán và 9 Phẩm, để dạy người cầu được vãng sanh về cõi Tịnh độ.

3.- Kinh tiểu bổn A-Di-Dà: Kinh này lược tả cõi tiên giới Cực Lạc, trang nghiêm (Tịnh độ) khiến người sanh lòng ham mộ, phát nguyện tu theo pháp môn ''trì dân niệm Phật cho đến nhất tâm bất loạn'' để được vãng sanh về cõi ấy.

Ba kinh trên này là ba bộ kinh chính; cổ nhân thường gọi là '' ba kinh Tịnh độ''. Ngoài ra còn có các kinh khác như:

Kinh Bửu tích chép việc đức Phật vì vua Tịnh phạn và bảy vạn người trong thân tộc, nói pháp môn ''trì dân niệm Phật'' để cầu sanh về Thế giới Cực lạc.

Kinh đại bổn A-Di-Dà, Kinh Thập lục quán, kinh Ban châu niệm Phật, kinh Bi-Hoa, kinh Phương Ðẳng, kinh Hoa nghiêm.v.v..

Giáo điển về Tịnh độ truyền qua Trung Hoa rất sớm, nhưng đến đời Ðông-tấn nhờ Ngài Huệ-viễn đại sư ra công hoằng hóa, nên tôn này mới bắt đầu thịnh hành. Ngài là vị tổ đầu tiên ở Trung Hoa. Sau đó, các vị đạo sư danh tiếng như Ngài Ðàm loan, ngài Ðạo Xước, ngài Thiện-đạo.v.v.. đều dùng pháp môn này mà tu chứng và hóa độ rất nhiều người và mãi lưu truyền cho đến ngày nay.

II. Bn Cõi TỊnh Ð

Tịnh độ không phải chỉ có một cõi, mà rất nhiều cõi. Ðứng về phương diện phân tích, từ tế đến thô, có thể chia làm 4 cõi Tịnh độ sau đây:

1.- Thường tịch quang Tịnh độ: đây là cảnh giới mà Pháp thân Phật an trụ. ''Thường'' là không thay đổi, không sanh diệt, tức là Pháp thân Phật; ''Tịch'' là xa lìa các phiền não vọng nhiễm, tức là đức Giải thoát của Phật; ''Quang'' là chiếu sáng khắp cả mười phương, tức là đức Bát-nhã của Phật. Như thế là cõi Tịnh độ này đủ cả ba đức quý báu của Phật là Thường, Tịch và Quang, cho nên gọi là ''Thường tịch quang Tịnh độ''.

Cảnh Tịnh độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác ''thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh'', nên gọi là ''Thường tịnh quang Tịnh độ''. Chư Phật khi đã chứng được cảnh giới này rồi thì thanh và độ không hai, song vì căn cứ theo ba loại Tịnh độ sau đây mà gọi là có Thân, có Ðộ. Chứng đến chỗ này, nếu đứng về Thân thì gọi là ''Pháp Thân'', còn về độ, thì gọi là ''Thường tịch quang Tịnh độ''.

Kinh Tinh danh, về lời sớ có chép: Tu nhơn hạnh về viên giáo, khi nhơn viên quả mãn, thành bực Diệu giác (Phật) sẽ ở cõi ''Thường tịch quang Tịnh độ''.

2.- Thất-báo trang nghiêm Tịnh độ: hành giả trải qua ba số kiếp tích công lũy đức do phước báu tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chơn- thật nên gọi là ''Thật-báo trang nghiêm Tịnh độ''. Cảnh giới Tịnh độ này là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán-vô-lượng -thọ về lời sớ có chép: ''Tu-tập chơn-thật'', cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là ''Thật báo trang nghiêm''. Bên Ðại-thừa Viên giáo thì cõi này là của các bậc Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng); còn bên ngoài Ðại-thừa Biệt-giáo, thì đây là cõi các bậc từ Thập địa cho đến Ðẳng giác Bồ Tát.

3.-Phương tiện hữu dư Tịnh độ: Cảnh Tịnh độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Ðây là cõi Tịnh độ của hàng Nhị thừa. Các vị này tuy đã dứt được kiến-hoặc và tư-hoặc trong ba cõi (Dục-giới, Sắc giới và Vô-sắc-giới ), nhưng còn dư lại hai hoặc là: vô-minh hoặc và trần-sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là ''hữu-dư ''. Ðã là ''hữu-dư '' tức là chưa phải hoàn toàn cứu-cánh, nên gọi là cõi Tịnh độ này là '' Phương-tiện hữu-dư Tịnh độ ''.

4.- Phàm thánh đồng cư Tịnh độ: Ðây tức là cõi Tịnh độ của Ðưc Phật A-di-đà ở Tây-phương. Ðã gọi là Tịnh độ, hay Cực-lạc, tuy nhiên có đủ các đức thanh tịnh trang-nghiêm, không có bón ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ Tát và các vị thượng thiện nhơn (thánh) cùng sống chung với chúng sanh mới vãng-sanh, chưa chứng được quả thánh (phàm) nên gọi là ''Phàm thánh đồng cư Tịnh độ ''.

Vì phần đông tín-đồ Phật Giáo Việt-Nam và Trung Hoa trong khi tu về pháp môn Tịnh độ, đều nguyện sanh về cõi Tịnh độ này, tức là cõi Cực-lạc của Phật A-Di-Ðà, nên ở đây, chúng tôi xin căn cứ theo kinh ''Tiểu bổn A-Di-Ðà'' thuật lại lời Ðức-Phật Thích Ca đã tả về cảnh giới của cõi Tịnh độ này: ''...Từ cõi Ta-bà này, cứ về hướng Tây, cách đây hơn mười muôn cõi Phật, có thế giới tên là Cực-lạc. Vị Giáo-chủ ở Thế-giới ấy là Phật A-di-đà, thường hay nói pháp. Cõi ấy có 7 lớp câu-lơn (tường-hoa) bảy lớp lưới giăng, bảy hàng cây xinh đẹp, có hồ thất bảo đầy nước tám công đức. Ðáy hồ toàn là cát vàng. Bốn phía bờ hồ đều cẩn vàng ngọc, châu báu. Trong hồ có hoa sen bốn màu lớn bằng bánh xe, hương thơm ngào ngạt, màu nào cũng có hào quang chiếu sáng. Quanh hồ, vươn lên những tòa lâu đài nguy nga, xinh đẹp làm toàn bằng thất bảo.

Trên không trung hòa lẫn những bản nhạc thiên, có những tiếng chim báu, do Phật họa hiện ra, để thuyết pháp luôn trong sáu thời cho dân chúng nghe. Người nghe rồi liền phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Không những chỉ có tiếng chim, mà cho đến tiếng nước chảy, gió thổi, cây reo, cũng đều phát ra tiếng phát nhiệm mầu.

Cảnh giới Cực-lạc tốt đẹp, trang nghiêm như thế là do công đức của Phật A-Di-Dà (1) là vị giáo chủ của cõi ấy và các vị Bồ tát, Thánh chúng chung nhau tạo thành chữ A-Di-Dà người Trung Hoa dịch là ''Vô lượng thọ'', hay ''Vô lượng quang'', nghĩa là đức Phật này sống lâu không lường và hào quang chiếu sáng cũng không lường.

(1) Chữ A-Di-Ðà, người Trung Hoa dịch là 'vô lượng thọ' hay 'vô lượng quang', nghĩa là Ðức Phật này sống lâu không lường và hào quang chói sáng cũng không lường

III. Ba Yu T Ð Cu Sanh TỊnh Ð

Muốn được vãng-sanh, về cõi Tịnh độ nói trên, hành giã phải chuẩn bị ba yếu tố sau đây là: Tín, Nguyện và Hành. Ba yếu tố này thường được gọi là ba món tư-luơng (Lương phạn đi đường). Nếu thiếu một món ăn nào, hành-giả củng không thể tu hành có kết quả được.

1.-Thế nào là ''Tín''? -Tín là đức tin vững chắc, không gì lay chuyển được Ðức tin rất quan trọng va fcần thiết cho người tu hành. Kinh Hoa-Nghiêm có dạy: '' Tin là mệ sanh ra các công đức ''. Nhờ đức tin mà quả Bồ-đề có thể thành tựu được.

Tin có ba phần:

a). Tin Phật: Tin rằng Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, biết các viẹc sáng suốt, biết các việc quá khứ, hiện tại và vị lai, thấy hết thảy hằng sang thế giới, hiểu biết các pháp một cách rõ ràng. Tin răng fdo lòng từ-bi muốn cứu khổ sanh-tử luân hồi cho chúng sanh, mà Phật Thích Ca nói pháp môn niệm Phật, để chúng sanh thực hành theo người mà được chúng sanh vãng-sanh về Tịnh độ. Tin rằng lời dạy của Ðức-Phật Thích- ca không hư đối, Ðức-Phật A-Di-Ðà và cảnh Tịnh độ đều có thật.

b). Tin Pháp: Tin rằng pháp-môn niệm Phật là pháp-môn dễ tu, dễ chứng, có bảo đảm chắc chắn. Tin rằng 48 lời thệ nguyền của Phật A-Di-Ðà có đầy đủ hiệu lực để ccứu độ chúng sanh, và nếu ta thực hành đúng theo pháp môn này, chắc chắn sẽ được vãng-sanh về cõi Tịnh độ của Phật A-Di-Ðà.

c). Tin mình: Tin rằng mình có đầy đủ khả năng và nghị lực để tu theo pháp-môn này. Tin rằng nếu mình thực-hành đúng như lời Phật Thích-Ca đã chỉ dạy trong kinh A-Di-Ðà, chuyên trì danh hiệu Phật A-Di-Ðà cho đến '' nhất tâm bất loạn'' thì khi lâm-chung chắc chắn thế nào mình củng sẽ được sanh về cõi Tịnh độ.

2.-Thế nào là ''nguyện''? Nguyện là lời hứa-hẹn, sự ước ao, là chí nguyện, mong muốn thực hiện những điều chân chính. Nguyện là sức hút của đá nam châm, là cánh buồm căng gió của chiếc thuyền, àl cái chong chóng của máy bay. Nguyện là động cơ thúc đẩy cho con người tu hành mau đêá mục đích.

Nguyện quan trọng như thế, nên hành-giả phải lập nguyện cho vững bền, luôn luôn kiên tâm, trì chí tu theo pháp-môn niệm Phật này, ngày đêm chuyên niệm Phật không ngớt, thiết tha mong cầu được sanh về cõi Tịnh độ của Phật A-Di-Ðà.

Ðể có một ý-niệm về chữ '' nguyện '', chúng tôi xin trích ra sau đây ba lời nguyện, trong 48 lời nguyện của Phật A-Di-Ðà, khi còn làm Pháp-tạng Tỳ-Kheo:

- Sau khi ta thành Phật, chúng sanh ở mười phương một lòng tin ưa, muốn về cõi ta, từ một niệm cho đến mười niệm, nếu chúng sanh ấy không đặng vãng-sanh, thì ta thề không thành bậc Chánh-Giác, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch và chê bai Chánh-pháp.

- Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanh ở mười phương pháp-giới phát tâm Bồ-Ðề, tu các công đức, một lòng phát-nguyện, muốn sanh về cõi nước ta, gia như ta không cùng với đại chúng đoanh vây hiện ra ở trước mắt chúng sanh ấy, thời ta thề không thành bậc Chánh-giác.

- Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu ta, chuyên niệm cõi nước ta, mà nếu không được thỏa nguyện, thì ta thề không thành bậc Chánh-Giác.

3.-Thế nào là ''Hành''? Hành là thực-hành, làm theo. Nếu tin (tín) mà không ước ao, mong muốn (nguyện) thì chỉ là tin suông, vô bổ. Nhưng nếu ước ao, mong muốn (nguyện) mà không làm (hành) thì chỉ ước ao, mong muốn ảo-huyền, không đi đến kết quả gì. Bởi thế, Tín, Nguyện,Hành ba yếu tố căn bản này bao giờ củng phải có đủ, mới đủ điều kiện vãng-sanh Tịnh độ. Cũng như cái đảnh, phải có đủ ba chân mới đúng vững được, thiếu một chân, tất phải ngã.

IV. Phương Pháp Tu V TỊnh Ð

Sau khi đã chuẩn bị đủ ba yếu tố hay ba món tư lương Tịnh độ nói trên, chúng ta phải hạ thủ công phu ngay. Nhưng muốn cho có hiệu quả, chúng ta cần hiểu rỏ phương pháp tu hành. Vvẫn biết rằng pháp-môn niệm Phật là một pháp-môn rất giản dị, chỉ cần niệm Phật là đủ. Nhưng niệm Phật củng có nhiều cách, nhiều loại, mà chúng tôi xin dẫn một ìt phương phát sau đây:

1.-Trì-danh niệm Phật: -Trong lối niệm Phật này, hành-giả chỉ chuyên tâm trì-niệm danh hiệu của Phật A-Di-Ðà. Mỗi ngày từ khi mới thức dậy cho đến lúc đi ngũ, hành-giả phải chớ niệm luôn, không cho xen hở. Khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ăn, trước khi ngũ, hành-giả đừng bao giờ quên niệm Phật. Ngoài ra muốn có hiệu quả hơn, hành-giả cần phải xem phương pháp '' Kinh hành niẹm Phật '' (xem nghi thức kinh hành niệm Phật). Mỗi khi niệm xong, hành-giả đều hồi hương cầu sanh Tịnh độ.

2.- Tham-cứu niệm Phật: -Trong lối tu này, hành-giả phải tham khảo cứu-xét suy nghiệm câu niệm Phật. Như khi niệm '' Nam-mô A-Di-Ðà Ðà Phật '', hành-giả phải quán-sát câu niệm Phật này, từ đâu mà đến, đến rồi sẽ đi về đâu? Niệm đây là niệm ai v.v..? Nhờ sự chuyên tâmchú ý tham khảo một câu niệm Phật như thế, nên sóng vọng-tưởng dần dần chìm lặng, nước hiện tâm hiện bày, hành-giả được '' nhất tâm bất loạn '', đến khi lâm chung, sẽ được sanh về cảnh-giới của Phật. Pháp niệm Phật này giống như pháp tham cứu câu '' thoại đầu '' bên Thiền-tôn, nên gọi là '' tham-cứu niệm Phật ''.

3.- Quán-tương niệm Phật: Trong lối tu này, hành-giả chăm chú quan sát hình tượng của Phật.

Hành-giả ngồi trước tượng Phật, chú tâm chiêm ngưỡng, quan sát các tướng tốt mà liên tưởng các đức-tánh của Phật. Như khi chiêm ngưỡng đôi mắt Phật, thì liên tưởng tới trí huệ của Phật; khi chiêm ngưỡng nụ cười hiền hòa của Phật, thì liên tưởng đến đức tánh từ bi, hỷ-xã của Phật. Nhờ quán trí huệ của Phật mà tánh Si của hành-giả phai dần; nhờ quán từ-bi của Phật mà tánh Sanh của hành-giả bớt dần ...Hễ quán thêm một đức-tánh tốt của Phật, thì một tánh xấu của hành-giả được bớt đi. Tánh của Ðức-Phật như tia sáng mặt trời, tánh xấu của hành-giả như vết mực; tia sáng mặt trời càng sáng nhiêìu va fcàng chiếu rọi lâu ngày, thì vết mực càng phai nhanh. Tóm lại, nhờ sự chú tâm quán các tướng tốt trên hình tượng của Phật, mà các đức tánh như từ-bi, hỷ-xả, bình-dẳng, lợi tha được huân-tập, thấm nhuần vào tâm hành giả; lâu ngày, tâm hành-giả sẽ thanh-tịch, lọc sạch những niệm ác độc và sẽ giống tâm Phật, được vãng-sanh về cõi Phật.

4.- Quán-tưởng niệm Phật: - Trong lối tu này, hành-giả ngồi yen một chỗ, mặc dù không có hình tượng Phật trước mặt, mà hành-giả quán tưởng như có Ðức-Phật A-Di-Ðà, cao lớn đứng trên hoa sen, phóng tỏa hào quang như tấm lụa vàng, bao phủ cả thân hình mình. Hành-giả ngồi ngay thẳng, hai tay chắp lại, củng tưởng mình ngồi trên tòa-sen, được Phật tiếp dẫn. Hành-giả chuyên chú quán tưởng mãi mãi như thế; đi, đứng, nằm, ngồi củng không dừng nghĩ, cho đến khi nào, mở mắt hay nhắm mắt cũng đều thấy Phật, tức là páhp quán đã thuần-thục. Khi lâm chung, hành-giả chắc chắn sẽ được vãng-sanh về Tịnh độ.

Trong kinh Quán Phật tam-muội chép rằng: 'Phật vì Phụ-vương, nói pháp quán-tưởng bạch hào ...''. Quán-tưởng bạch-hào nghĩa là quán-tưởng lông trắng có hào quang sáng chiếu, giữa hai chân mày của Phật, như trăng thu tròn đầy, trong suốt như ngọc lưu ly. Ðây là một phương pháp quán tưởng niệm Phật.

5.-Thật tướng niệm Phật: - Thật tướng niệm Phật là niệm Phật đã đạt đến bản thể chơn tâm. Chơn tâm không sanh diệt, không khứ lai, không hư không giả, cho nên gọi là'thật tướng '.

Trong năm pháp niệm Phật trên này, thì bốn pháp trước đều thuộc về sự, có niệm có tu; còn pháp thứ năm ( thật tướng niệm Phật ) là thuộc về lý: không còn, niệm còn tu, không còn năng sở, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến chỗ này mới hoàn toàn rốt ráo.

Nhưng, hành giả phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự , Lý mới hiển. Trước hết phải tu bốn pháp niệm trên, cho đến khi thuần thục, không còn thấy có mình là người niệm, Phật là vị bị niệm, chỉ có một tâm yên lặng chiếu soi, không năng sở, bi thử, không hữu, khong vô. Ðến chỗ này, kinh Di-Ðà gọi là'được nhất tâm bất loạn'. Kinh Tứ thập nhi chương chép; 'niệm đến chỗ vô niệm, mới là chơn niệm'.

Trong năm pháp niệm Phật trên đây, từ xưa đến nay, người tu Tịnh độ, thường lựa pháp môn danh trì, là một pháp môn dễ hạ thủ công phu, hành giả ở trình độ nào, chỗ nơi nào hay lúc nào, củng đều có thể tu được. Thật là một pháp môn rất thù thắng.

V. Li Ích CỦa Pháp Nim Pht

Lợi ích của pháp niệm Phật thật vô lượng vô biên, tựu trung có thể chia làm hai phần: lợi ích về Sự và lợi ích về Lý.

1.- Lợi ích về Sự:

a) Niệm Phật sẽ trừ được các phiền não.

Những người gặp các cảnh khổ, như tử biệt sanh ly, nhà tan cửa mất, tai nạn bất thường v.v ..sanh các phiền não, nếu biết chí tâm niệm Phật, thì các phiền não khỗ đau dần dần tiêu tan. Vì sao lại có kết quả tốt đẹp như thế? Vì taam ta củng như dòng nướcluôn luôn tuôn chảy. Nếu chúng ta pha vào những chất cáu bẩn, thì nước trở thành đục bẩn; nếu chúng ta pha vào những chát thơm tho, thì nước sẽ trở thành thơm mát. Nếu tâm ta chỉ nhớ nhgĩ đến những tai nạn khổ đau, thì luôn luôn sẽ bị phiền não khuấy đục. Khi ta niệm Phật thì sẽ cố nhiên nhớ Phật, quên đau khổ. Ðem sự nhớ Phật này thế cho cảí hóa sự đau khổ; một giờ niệm Phật thì sẽ đổi được một giờ sầu khổ, một ngày niệm Phật thì đổi được một ngày khổ đau. Cứ như thế, nếu niệm Phật được tăng chừng nào, thì sự buồn phiền đau khổ sẽ gỉam đi chừng ấy. Cho nên cổ nhân có câu 'Một câu niệm Phật giải oan khiên'.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt-Pháp vừa qua, chúng tôi đã đem phương pháp niệm Phật nảy chi cho một số người sầu khổ gần như điên cuồng, vì sự nghiệp bị tiêu tan, con cháu mất lạc, họ thu lượm kết quả rất là tốt đẹp.

b) Niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh.

Chúng sanh hằng ngày nhớ nghĩ đến những điều tội lỗi như tham, sân, si v.v ..miệng thốt ra những điều tội ác, thân làm những việc xấu xa. Ðó là những ác nghiệp của chúng sanh. Nay nếu chúng ta niệm Phật, thì chúng ta không còn thì giờ để nhớ nghĩ việc tội lỗi nừava thực hành những ác nghiệp trên nữa. Như thế là niệm Phậtsẽ trừ được niệm chúng sanh. Niệm Phật càng nhiều thì niệm chúng sanh càng ít. Niệm Phật hoàn toàn thì niệm chúng sanh dứt sạch.

c) Niệm Phật sẽ làm cho thân thể được nhẹ nhàng an ổn.

Bệnh tật của chúng ta, một phần do thể xác, nhưng một phần củng do ảnh hưởng của tinh thần. Nhiều người mất ăn bỏ ngủ vì uất hận, nhục nhã v.v.. Do đó, uất khí tích tụ lâu ngày trong người, mà sinh bệnh mất ăn bỏ ngủ. Gặp những trường hợp như vậy, nếu chúng ta niệm Phật cho ra tiếng, thì những nỗi uất hận đè nặng lên tâm can chúng ta, sẽ như được trút ra cùng hơi thở, cùng tiếng niệm, và thâm tâm ta được nhẹ nhàng dễ chịu. Những người yếu tim, nếu biết niệm Phật sẽ mau bình phục. Vì bệnh yếu tim thường làm cho người bệnh hồi hộp, lo sợ; nay nhờ niệm Phật nên tâm định, tâm định thì những sự hồi hộp lo nghĩ giảm đi. Do đó mà ăn được, ngủ yên và bệnh mau bình phục.

d) Niệm Phật tâm trí sẽ sáng suốt, học hành mau nhớ.

Những người tâm trí loạn động thì tối tăm, như ngọn đèn bị gió, không sáng được.nhờ niệm Phật, tâm trí sẽ định tĩnh, như ngọn đèn có ống khói, không lay động. Do đó tâm trí sẽ phát chiếu, như ngọn đèn tỏa ánh sáng vậy.

đ) Niệm Phật, khi lâm chúngẽ được sanh về Tịnh độ.

Như chúng ta đã thấy ở trên, niệm Phật đem lại cho chúng ta nhiều ích lợi thiết thực trong đời sống hiện tại, về phương diện thẻ chât lãn tinh thần, về tính tình lẫn trí huệ. Nhưng cái lợi ích lớn nhất là ở đời sau. Nếu chúng ta thực hành pháp niệm Phật này, đúng như lời Phật dạy, cho đến ' nhất tâm bất loạn' thì sau khi lâm chung, sẽ sanh về Tịnh độ,được luôn luôn thấy Phật nghe pháp, làm bạn với thánh hiền, và có đủ nhiều thiện duyên để tiếp tụctu hành cho đến quả Phật.

2. -Lợi ích về Lý:

Khi hành giả niệm Phật được 'nhất tâm bất loạn', thì các vọng tưởng hết, chơn tâm thanh tịnh hiện ra. Chơn tâm không sanh diệt hư hoại là 'Thường', chơn tâm thanh tịnh vắng lặnglà 'Tịch', chơn tâm sáng suốt vô cùng là quang cảnh 'Thường-Tịch-Quang Tịnh-độ' chỉ ở nơi chơn tâm ta, chứ không nơi đâu khác.

Lại nữa, chơn tâm không hoại diệt là'Phật Vô-lượng-thọ'; chơn tâm chiếu soi vô tận là 'Phật Vô-lượng-quang' và đó củng tưc là 'Thanh -tịnh diệu pháp thân của Phật A-Di-Ðà'.

Tóm lại, người niệm Phật đến khi hết vọng, ngộ nhập được chơn tâm rồi, thì Phật A-Di-Ðà hay cảnh Tịnh độ cũng chỉ ở nơi tâm mình hiện ra, chứ không phải đâu xa. Vì thế nên kinh chép:'Tự tánh Di-Ðà, duy tâm Tịnh độ' là vậy.

Xuyên qua các đoạn trên, chúng ta thấy pháp niệm Phật được sự lợi ích vô cùng. Nếu những người không tin có Phật A-Di-Ðà, có cảnh Tịnh độ mà chí tâm niệm Phật, thì cũng được nhiều lợi ích như trên.

VI. S Quy Ngưng Và Cu Sanh TỊnh Ð CỦa Các VỊ B Tát Và T

Chúng ta đừng tưởng rằng Pháp môn Tịnh độ là một Pháp môn tầm thường, giản dị chỉ dành riêng cho những người căn trí thấp-thỏi, hẹp hòi tu hành. Thật ra, mặc dù Pháp môn này không đòi hỏi hành-giả có một sức hiểu biết thâm sâu, một trí óc thông minh xuất chúng, nhưng vì nó dễ tu dễ chứng, hiệu quả chắc chắn nên từ xưa đến nay, rất nhiều vị Bồ tát và Tố sư đã được thực hành pháp-môn này để cầu sanh về Tịnh độ. Ngài Văn thù là vị Bồ tát có một trí tuệ tối-thắng, không ai sánh kịp, thế mà Ngài cũng phát nguyện sanh về nước Cực-lạc của Phật A-Di-Ðà như sau:

Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời

Tận trừ nhất thế chư chướng- ngại

Diện kiến bị Phật A-Di-Ðà

Tức đắc vãng-sanh An-lạc sát.

(Tôi nguyện đến khi lâm- chung, diệt trừ hết cả chướng ngại, trước mặt thấy được Phật A-Di-Ðà, liền được vãng -sanh về cõi Cực-lạc).

Các vị Bồ tát như Ngài Phổ Hiền, Quán-Âm, Ðại-Thế-Chí cũng đều nguyện sanh về cõi Tịnh độ.

Các vị Tổ ở các tôn khác, mặc dù hoằng truyền tôn mình, nhưng cũng vẫn tu về Tịnh độ. Như Ngài Thiên-Thân, tổ của Duy- thức tôn; Ngài Trí-giả đại- sư, tổ của Thiên -Thai tôn; Ngài Hiền-thủ, tổ của Hoa -nghiêm tôn; Ngài Nguyên -Chiếu luật sư, tổ của Luật tôn; Ngài Mã-Minh, Long -Thọ, tổ của Thiền-tônv.v.. .cũng đều thực hành pháp môn Tịnh độ.

Sau nữa, các vị Ðại sư danh tiếng ở Trung Hoa, như Ngài Ðàm Loan, Ngài Ðạo Xước, Ngài Thiện đạo, Ngài Thừa Viễn, Ngài Pháp-Chiếu, Ngài Thiếu-Khương, Ngài Tĩnh-Am v.v..đều dùng pháp-môn này để tự độ và độ tha, và mãi mãi lưu truyền cho đến ngày nay.

VII. KẾT LUẬN

Chúng ta đã biết qua tôn-chỉ, đặc điểm phương pháp tu hành và giá trị của Tịnh- độ tôn. Ðến đây chúng ta cần phải lắng tâm suy xét kỹ lưỡng, xem phương pháp tu về Tịnh độ tôn này, có thiết thực lợi ích và có thích hợp với chúng ta không. Trong phút giây quan trọng này, chúng ta hãy hết sức thành thực: nếu chúng ta nhận thấy phương pháp tu này rõ ràng không thích hợp với chúng ta, thì chúng ta có quyền chờ đợi lựa chọn một phương pháp khác. Nhưng chúng ta nhận thấy nó có một giá trị thiết thực, lợi ích chắc chắn cho đời chúng ta trong hiện tại và mai sau, thì chúng ta đừng chần chừ gì nữa, hãy hạ thủ công- phu ngay. Thời gian vùn vụt trôi qua, chẳng chờ ai cả. Hãy chuẩn bị ngay ba món tư-lương là Tín, Nguyện, Hành và tinh-tấn thực-hành các phương pháp niệm Phật.

Với thái độ thiết tha chân thành, một quyết tâm không thối chuyển, chúng ta chắc chắn sẽ niệm Phật đến chỗ ''Nhất tâm bất loạn''.

THIỀN TÔN

A. MỞ ÐẦU

Thiền-tôn thuộc cả Ðại-thừa và Tiểu-thừa. Cũng như bao nhiêu tôn-phái khác trong Phật-giáo, vị khai-sáng đầu tiên của Thiền-tôn vẫn là đức Phật. Trước Ngài, sự tham-thiền nhập-định của các ngoại-đạo không phải là không có. Nhưng đến Ngài, phương-pháp thiền-định mới đạt đến chỗ rốt-ráo. Như chúng ta đều biết qua lịch-sử của Ngài, sau khi xuất-gia, đức Phật đã trải qua nhiều năm đi tìm đạo và tu khổ-hạnh, nhưng vẫn chưa đạt được đạo-quả như ý muốn. Ngài tự bảo cái đạo ấy không phải đi tìm đâu xa mà chính phải tìm trong trí-huệ sáng-suốt của Ngài. Và từ đó, luôn trong 49 ngày đêm dưới cội Bồ-đề, Ngài đã ngồi tham-thiền nhập-định cho đến khuya mồng 8 tháng chạp âm-lịch, lúc sao mai vừa mọc thì Ngài “minh-tâm kiến tánh”, chứng được đạo-quả Bồ-đề. Ðó là một cuộc nhập-định vô tiền khoáng hậu, mở đầu cho một pháp-môn vô cùng hiệu-nghiệm của đạo Bồ-đề. Và từ đấy về sau, một tôn-phái riêng đã được thành-lập. Ðó là Thiền-tôn.

Sao gọi là Thiền-tôn? - Thiền-tôn là một tôn-phái của Phật-giáo lấy pháp-môn tham-thiền nhập-định làm căn-bản tu-hành.

Chữ “Thiền” là do chữ “thiền-na”, một tiếng Phạn, phiên âm theo tiếng Trung-hoa và dịch nghĩa là định-lự (định các tư-lự). Hiệp chung cả tiếng Phạn và tiếng Trung-hoa, thành ra chữ Thiền-định.

Có chỗ giải: Chữ “thiền” xưa dịch là “tư-duy”, nay dịch là “tịnh-lự”. Tư-duy có nghĩa là suy-nghiệm, nghiên-cứu, suy-tầm những đối-tượng của tâm-thức (tức là quán). “Tịnh-lự” có nghĩa là để tâm vắng-lặng không cho khởi các vọng-tưỏng tư-lự (tức là chỉ) để cho tâm-thể được sáng tỏ.

Chữ “định” nguyên tiếng Phạn là Samadhi, người Trung-hoa phiên-âm là tam-muội, nghĩa là tập-trung tư-tưởng vào một cảnh duy nhất không cho tán-loạn.

Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh, chúng ta có một nghĩa chung như sau: Tập-trung tư-tưởng vào một đối-tượng duy nhất, không cho tán-loạn, để cho tâm thể được vắng-lặng, tâm dụng được sáng tỏ mạnh mẽ, đặng quan-sát và suy-nghiệm chơn-lý.

Phương-pháp thiền-định có hai cách:

1. Tham-cứu về lý thiền, để cầu minh tâm kiến tánh, tỏ ngộ đạo-quả, nên gọi là “tham-thiền”, như tham-cứu câu thoại-đầu (câu nói thiền) v.v…

2. Tập-trung tư-tưởng để quán-sát cho sáng tỏ chân-lý về một vấn-đề gì, như quán bất-tịnh, quán từ-bi v.v… nên cũng gọi là “quán-tưởng”.

Có chỗ gọi là tu “chỉ-quán” hay tu “định-huệ”. Chỉ là đình-chỉ các vọng-tưởng, không cho khởi động, tức là Ðịnh. Quán là quán-sát cho sáng-tỏ một vấn-đề gì tức là Huệ.

“Chỉ” là nhơn, mà “Ðịnh” là quả.

“Quán” là nhơn, mà “Huệ” là quả.

CHỦ-TRƯƠNG CỦA THIỀN-TÔN

Tất cả chúng-sinh, trải bao đời kiếp, phải trôi lăn trong biển khổ sanh-tử luân-hồi vì bị vô-minh mê-hoặc.

Tại sao lại có vô-minh mê-hoặc? - Chúng ta hàng ngày bị thất-tình (1), lục-dục (2), bát-phong (3) xuy-động, làm cho tâm-tánh chúng ta phải bị mờ-ám; cũng như ngọn đèn bị gió thổi leo-lét, không sáng tỏ được, để phá tan các hắc-ám ở chung quanh và soi sáng cảnh vật. Ðèn tâm của chúng ta không giờ phút nào chẳng bị gió lục-trần (4) làm chao-động. Vì đèn tâm chao-động (không định) nên ánh-sáng trí-huệ không thể tỏa ra; và vì ánh-sáng trí-huệ không tỏ sáng, nên không xé tan được mây vô-minh hắc-ám ở chung-quanh và không chiếu soi chơn-lý của vũ-trụ.

Vậy hành-giả muốn tỏ rõ chơn-lý của vũ-trụ, muốn được minh tâm kiến tánh thành Phật, thì phải phá trừ mây vô-minh hắc ám. Muốn phá trừ vô-minh hắc-ám, hành-giả phải làm sao cho đèn trí-huệ của mình được sáng tỏ. Muốn thế hành-giả phải tu thiền-định. Tâm có định, mới phát sinh trí-huệ. Trí-huệ có phát sinh mới phá-trừ được vô-minh hắc-ám, và mới minh tâm kiến tánh thành Phật.

Mới nghe qua chủ-trương của Thiền-tôn, chúng ta thấy không có gì mới lạ, và tưởng là dễ-dàng quá; nhưng khi thực-hành thì lại không phải dễ-dàng như thế. Trái lại, phép tu thiền-định rất khó, phải thường có thiện-hữu tri-thức dắt-dẫn, phải tốn rất nhiều công-phu và kiên-nhẫn, phải trải qua một thời-gian lâu dài, mới thu được kết-quả.

B. Các loẠi thin đỊnh.

Thiền-định có nhiều loại, nhiều thứ. Có thứ chánh, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền của ngoại-đạo, có thứ thiền của phàm-phu, có thứ thiền của Tiểu-thừa, có thứ thiền của Ðại-thừa.

Hãy nghe Ngài Tôn-Mật Thiền-sư dạy: “… Người muốn cầu Thánh-đạo, tất phải tu thiền. Chơn-tánh không có dơ và sạch, thánh và phàm. Song thiền-định có cạn và sâu, từng bực không đồng:

- Người tà-kiến, chấp-trước sai-lạc, ưa cõi trên, chán cõi dưới mà tu thiền là ngoại-đạo thiền.

- Người chánh-tín nhơn-quả, nhưng cũng dùng sự ưa cõi trên chán cõi dưới mà tu thiền, là phàm-phu thiền.

- Người biết rõ lý “ngã không” mà tu thiền, là Tiểu-thừa thiền.

- Người ngộ được lý “ngã, pháp đều không” mà tu thiền, là Ðại-thừa thiền.

- Người đốn-ngộ tự-tâm, xưa nay vốn thanh-tịnh, không có phiền-não, đầy đủ trí-huệ vô-lậu, tâm ấy tức là, rốt-ráo không khác; y theo thâm ấy mà tu thiền là Tối-thượng-thừa thiền, cũng gọi là chơn-như tam-muội”.

Vì thiền có nhiều loại khác nhau như thế, nên trước khi muốn thực-hành cho đúng-đắn, chúng ta cần biết sơ-lược các lối tu thiền, để khỏi lạc vào đường nguy-hiểm.

I. NGOẠI-ÐẠO THIỀN

Trong phần ngoại-đạo thiền này, chúng tôi muốn nói đến các loại thiền của ngoại-đạo như đạo tiên, đạo Bà-la-môn, các lối thôi-miên, và những tà thiền-định với mục-đích không chơn-chánh.

Sao gọi là không chơn-chánh? - Theo quan niệm của đạo Phật thì những hành-động gì không nhắm mục-đích trau giồi tâm tánh, dẹp trừ phiền-não hữu-lậu, để cầu giải-thoát sanh-tử luân-hồi, đều là không chơn-chánh. Dựa vào quan-niệm trên mà phê-phán thì những tà thiền-định hay những loại thiền-định của ngoại-đạo đều không chơn-chánh; vì những người tu theo các lối thiền-định nầy chỉ nhắm mục-đích cầu được sống lâu, cầu được khỏe mạnh, được thần-thông biến-hóa để dạo chơi các thế-giới, được những phép lạ, huyền-bí để cám dỗ, mê hoặc người, hay được thành tiên để hưởng lạc-thú tiêu-diêu nơi tiên cảnh v.v…

Bởi họ dụng tâm không chơn-chánh, tu phương-pháp không chơn-chánh, nhắm mục-đích thiển cận, bề ngoài, và bị các phiền-não tham, sân, si, làm động cơ thúc đẩy, nên các loại thiền của họ không thể rốt-ráo và toàn thiện được. Trước tiên, chúng ta hãy nói đến các tà thiền-định.

1. Tà thiền-định.

Ðọc những sách truyện xưa, chúng ta thường nghe nói đến các loài cầm thú như: bạch-xà, chồn cáo, qui, khỉ, vượn v.v… tu luyện lâu năm ở trong rừng sâu núi thẳm, cuối cùng cũng có được những phép thần-thông, biến hóa. Nhưng mục-đích của chúng là cầu cho được nhiều phép-tắc để gần gũi phụ-nữ, nhiễu hại nhơn-dân, hớp hồn, hớp vía người lương-thiện, để thỏa-mãn thú-tánh. Ðó là những loài yêu tinh quỉ quái, mà ngày nay theo con mắt nhà khoa-học thì khó có thể tin được là có. Nhưng có lẽ người xưa muốn đặt ra những chuyện yêu tinh quỉ quái như thế, để ngụ ý các loài thú, nếu tu luyện lâu năm cũng có thể có phép thuật hơn người. Nhưng bởi chúng thiếu lòng nhân, thiếu thiện tâm, cho nên phép thuật càng cao cường bao nhiêu lại càng gây tai họa lớn lao bấy nhiêu.

Chúng ta cũng thường nghe thầy phù-thủy luyện thiên-linh cái (đầu lâu). Họ cũng tập-trung tư-tưởng, luyện phép định tâm, và khi thành công, cũng sai được âm-binh bộ hạ, được ma quỉ mách bảo cho các việc quá-khứ, vị-lai v.v… mà cũng tác oai, tác quái không ít.

Ðó cũng là do tu định cả, nhưng bởi dụng tâm tà, nên gọi tà thiền-định, và kết-quả là có hại cho mình và nhân-quần xã-hội.

Chúng ta hãy lắng nghe lời Phật dạy ngài A-Nan trong kinh Lăng-Nghiêm về các lối tà thiền-định:

“… A-Nan ! Nếu ông tu thiền-định mà không đoạn lòng dâm, thì quyết đọa vào ma đạo, bực thượng thành ma chúa, bực trung làm ma dân, bực hạ làm ma nữ. Vì gốc của nó là dâm, thì làm sao khỏi sanh-tử luân-hồi được ?…”

“… A-Nan ! Nếu ông thiền-định mà không đoạn tâm sát hại, thì chỉ đọa vào thần-đạo; bực thượng thành đại-lực quỉ, bực trung làm phi-hành và các quỉ tướng soái, bực hạ là địa-hành La-sát và các quỉ thần…”

“… A-Nan ! Nếu ông tu thiền-định mà không đoạn trừ tâm trộm cướp thì quyết đọa vào tà đạo; bực thượng thành loài yêu tinh, bực trung làm ma quỉ, bực hạ làm người tà, bị các tà ma nhập (đồng, bóng).”

2. Thiền-định của đạo Tiên.

Theo các kinh sách của đạo Tiên để lại như kinh Huỳnh-đình, hay bộ Tánh-mạng khuê-chỉ v.v… thì con người sở-dĩ sống được và minh-mẫn là nhờ có đủ ba món: tinh, khí và thần. Tinh, khí là chủ của xác thân; thần là chủ của mạng sống. Hễ thất tình lục dục quá mạnh thì tinh khí hao mòn; tinh khí hao mòn thì thân bị che lấp tối tăm, con người mất sáng suốt. Vì thế cho nên cần phải trừ dục-tình để dưỡng tinh, luyện khí cho thân được cởi mở và phát hiện.

“Tiên-đạo cho rằng khắp giáp thân-thể con người đều có những cái huyệt, tức là những lỗ thông khí âm-dương; huyệt ở chót bàn chân gọi là chi-âm; huyệt ở đỉnh đầu là thiên-thông. Khí đi trở lên là dương-khí, đi trở xuống là âm-khí. Người tu tiên cốt luyện cho âm-khí mất đi, chỉ còn cái khí thuần-dương đi lên đỉnh đầu, tức là có thần-thông và đắc đạo. Vì sao phải trừ bỏ khí âm? Bởi vì âm-khí là trược-khí, làm cho nặng-nề tối-tăm, ưa thích điều dâm dục, làm hao tổn tinh-thần. Hễ tinh-thần hao tổn thì cái Thần là cái linh-động sáng-suốt nhất, cũng là cái thông hiệp với trời đất, bị bế tắc. Vậy nên, kẻ phàm là kẻ còn nặng khí-âm, còn bực tiên chỉ còn là khí thuần-dương mà thôi (5)”.

Ðể luyện khí, người tu tiên có nhiều phép tu gần giống như phép tọa-thiền, nghĩa là ngồi ở một nơi thanh-tịnh, rồi tập luyện các phép như: “Tọa-công”, “giao thiên trụ”, “thiệt giải thấu yết” v.v…

Tóm lại, những người tu theo đạo nầy, nếu chuyên tâm trì chí tập trung tư-tưởng, luyện “tinh” hóa “khí”, luyện “khí” hóa “thần”, sau khi đã thuần-thục, cũng được năm phép thần-thông biến-hóa. Họ trở thành tiên, có thể xuất thần bay đi dạo chơi các thế-giới. Hoặc họ hứng nước mặt trăng, luyện linh-đơn để trị bệnh hay để uống cho được trường-sinh bất-tử, thành Ðịa-tiên.

Những vị tiên nầy, rất tiếc là ngày nay, chúng ta không được thấy, nên không dám chắc là có hay không. Nhưng dù có có đi nữa, thì trên lý-thuyết, các vị nầy vì chưa được lậu-tận-thông (phiền-não hữu-lậu chưa hết) nên khi phiền-não nỗi lên, họ cũng bị đọa trở xuống, như trường-hợp ông Uất-Ðầu-Lâm-Phất, hay ông Ðộc-Giác Tiên-Nhân v.v… Hơn nữa, dù họ có luyện cái thân mình cho được trường-sanh bất-tử, cũng không thể toại nguyện được, vì cái thân nầy là tứ-đại giả hiệp, tất phải bị luật vô-thường chi-phối, không thể sống vĩnh-viễn được. Nó lại là cái đãy da chứa các vật bất tịnh, thì dù có cưng dưỡng cho mấy, rốt cuộc rồi cũng bị tan rã. Bởi lẽ đó, người tu hành phải xem nó như cái bè đưa qua sông, khi qua sông rồi, chẳng nên mến tiếc cái bè mà chẳng chịu lên bờ.

Trong bộ Qui-nguyên Trực-chỉ, có kể chuyện ông tiên Lữ-Ðồng-Tân, học trò của Tiến Hớn-Chung-Ly, sau khi đấu phép với ngài Huỳnh-Long Hòa-thượng bị thua, đã bỏ đạo Tiên theo đạo Phật. Lý-do sự đầu Phật nầy là vì ông Lữ-Ðồng-Tân tự nhận thấy mình đã dụng tâm sai và đã đi lầm đường tu hành. Do đó, ông đã làm bài thơ sau đây để nói lên sự sai lầm của ông:

Nguyên văn:

&nbs p; Khí khước biều nan, kích tý cầm

&nbs p; Như kim bất luyến hống trung câm

&nbs p; Từ tùng nhứt kiến Huỳnh-long hậu

&nbs p; Thì giác tùng tiên thố dụng tâm.

Dịch nghĩa:

&nbs p; Bỏ bầu Linh-dược, ném đờn cầm

&nbs p; Tôi nay chẳng tiếc nước miếng vàng (6)

&nbs p; Từ khi gặp Huỳnh-long Hòa-thượng

&nbs p; Mới biết từ trước dụng tâm sai.

(Xem quyển Lữ-Ðồng-Tân đầu Phật)

3. Luyện Du-già (Yoga).

Yoga là một danh từ Ấn, gốc là ở chữ Yuj; Tàu dịch là Du-già, nghĩa đen là “tự đặt mình dưới một cái ách”; nghĩa bóng là “tự trói buộc cả tinh-thần, thể xác vào một quy luật khắc khe” tự kềm chế mình theo một kỷ-luật đặc-biệt, mà mục-đính là tập trung toàn-thể thân tâm làm Một với bản-thể của trời đất.

Du-già cũng gọi là thuật luyện khí của Ấn-Ðộ, gần giống như thuật luyện khí của Ðạo Tiên. Theo thuyết Du-già, trong thân thể con người có rất nhiều huyệt; trong số ấy, có bảy huyệt từ hậu-môn lên tới đỉnh đầu là quan-trọng nhất. Bảy huyệt ấy nằm dài theo xương sống, và có một đường lên, một đường xuống thông nhau. Vì sự si-mê và các thứ dục-vọng che lấp cho nên bảy huyệt ấy bị chướng ngại, khiến cho cái “chơn quả” từ dưới “hỏa hậu” (chỗ hậu môn) không thể lên được. Nhất là vì thân thể không luyện tập, xương sống bị cong đi, các huyệt do đó bị bế tắc. Vậy muốn cho Hỏa-hậu (tức là cái thần lực trong con ngưòi) được thông qua các huyệt, lên tới đỉnh đầu thì phải chú tâm luyện cho xương sống giãn ra, các khớp xương được thông và thẳng.

Ðể đạt mục đích nói trên, ngườI luyện Du-già phải tập nhiều tư-thế, như tư-thế “giãn lưng”, tư-thế “lưỡi cày”, tư-thế “trồng chuối” (trút đầu xuống dưới, trở chân lên trời), để cho hỏa-hậu dễ lưu thông tới đỉnh đầu.

Ngày nay Du-già được phổ-biến sang các nước Âu-Mỹ, gần như một phong-trào. Phần đông cho đó là một phương-pháp thể-dục, để luyện cho thân thể được khỏe mạnh, trí-huệ được sáng suốt, để tính toán và làm việc được nhiều hiệu quả. Một số người đi xa hơn, muốn luyện Du-già để được sống lâu, trẻ mãi, vượt ra khỏi những sự ràng buộc của xác thân đầy dục-vọng, thoát ra ngoài những nỗi lo âu, sợ sệt hằng ngày và sống một cuộc đời an vui, tự tại. Lại có một hạng người khác, mong rằng Du-già sẽ làm cho họ khám phá những năng-lực tiềm-tàng ẩn núp trong con người và làm cho họ trở thành những nhân-vật phi thường, có những thần-thông biến-hóa, phép mầu chước lạ. Họ cũng tập trung tư-tưởng, định tâm chú ý như các lối tu thiền-định; ngoài ra họ còn tu tập một cách rất khổ sở, hành hạ thân xác, bắt nó chịu đựng những thử-thách cực-độ, như phơi nắng dầm sương, ngồi trên chông gai, đứng bằng hai tay, treo chân lên cổ, nhịn đói, nhịn khát v.v… Ðó là những đạo-sĩ mà người Ấn-Ðộ thường gọi là “pha-kia” (fakir).

Những người nầy, khi tu đến mức độ cao, cũng có được những phép lạ, như dao chém không đứt, đâm không thủng, nhai ve chai, uống ác-xít không sao, nằm ngủ một giấc luôn ba tháng không ăn, không uống v.v…

Nhưng dù họ thành-công bao nhiêu đi nữa, thì cũng không thể thoát ngoài vòng trần-tục liễu sanh thoát tử và minh tâm kiến tánh được.

4. Luyện thôi-miên.

Ðây cũng là một lối tu thiền của ngoại-đạo, hiện nay rất thạnh-hành trên thế-giới. Nguyên-tắc của phương-pháp tu luyện nầy cũng là vận dụng, tập trung tư-tưởng vào một chỗ để cho tinh-thần có sức mạnh sai khiến được sự vật. Người tập thôi-miên, lúc mới đầu ngồi yên một chỗ, nhìn chăm chú vào một chấm đen vẽ ở trên tường, để cả tâm trí tập trung vào đó, ngoài ra không còn để ý vào một sự vật gì ở chung quanh nữa. Họ tập ngồi hàng giờ như thế, bao giờ tinh thần không còn tán loạn nữa, và có đủ sức mạnh để sai sử kẻ khác là họ thành-công. Những người thôi-miên giỏi, có thể dùng thôi-miên để trị lành bịnh, hay sai sử những người khác làm những chuyện phi thường, như xuất thân đi đến một xứ khác để thăm bà con, kể lại việc quá-khứ hay tiền thân của một người khác v.v…

Tóm lại, nhờ luồng điện tinh-thần đã được tập trung thành sức mạnh, người thôi-miên có thể bắt người khác làm những việc kỳ lạ theo ý muốn của mình. Nhưng vì lợi dụng tâm không chơn chánh, chỉ tham cầu những điều huyền-bí, mầu nhiệm bên ngoài, không lo dẹp trừ phiền-não hữu-lậu, trau-giồi tâm tánh bên trong, để được minh tâm kiến tánh, nên không phải là chánh đạo. Ðến khi phiền-não hữu-lậu nổi lền hoặc nhiễm sắc tham tài v.v… thì các thần-thông, diệu-dụng đều mất hết. Bởi thế nên Phật dạy các đệ-tử: “Ngộ được Ðạo thì tự nhiên sẽ có các thần-thông. Nếu được thần-thông mà chưa ngộ được Ðạo thì thần-thông ấy có khi bị mất”.

II. PHÀM-PHU THIỀN

Phàm-phu thiền cũng gọi là thế-gian thiền. Sở dĩ gọi là phàm-phu hay thế-gian thiền là vì các pháp thiền nầy chưa có thể đưa hành-giả ra ngoài tam giới, chưa chứng được thánh quả, mà vẫn còn quanh-quẩn trong vòng phàm-phu hay thế-gian. Các pháp như Tứ-thiền, Tứ-không v.v… đều thuộc về phàm-phu thiền.

1. Tứ-thiền.

Tức là bốn giai-đoạn tham-thiền của phàm-phu, đi dần từ chỗ nhàm chán cái vui thô-thiển đến cái vui vi-tế thanh-tịnh. Bốn giai-đoạn tham-thiền nầy tuần tự diễn tiến như sau:

a) Sơ-thiền, ly sanh hỷ lạc.

Hành-giả khởi đầu bằng tâm lý nhàm chán cái ô-trược của cõi Dục, và mong cầu được xa lìa. Sau khi nhờ tham-thiền mà xa lìa được cái ô-trược của dục-giới, hành-giả sanh vui mừng (sanh hỷ lạc). Ðó là kết quả của giai-đoạn tham-thiền đầu tiên (sơ-thiền).

b) Nhị-thiền, định sanh hỷ lạc.

Nhưng cái vui mừng nói trên, lại làm cho tâm chao-động, cần phải dứt trừ; vì thế hành-giả phải vào định. Khi định có kết quả, các vui mừng thô-phù của Sơ-thiền chấm dứt và cái vui mừng vi-tế ở trong định lại nẩy sanh; vì thế nên gọi là “Ðịnh sanh hỷ lạc”.

c) Tam-thiền, ly hỷ diệu lạc.

Cái vui mừng ở cõi Nhị-thiền mặc dù vi-tế, nhưng vẫn còn làm cho tâm rung-động, vì thế hành-giả lại cần bỏ cái vui mừng ở cõi Nhị-thiền. Khi bỏ được cái vui mừng nầy, thì một nỗi vui mầu-nhiệm khác lại phát sinh; vì thế cho nên gọi là “Ly hỷ diệu lạc”.

d) Tứ-thiền, xả niệm thanh-tịnh.

Ở cõi Tam-thiền, tuy đã hết cái vui thô động của Sơ-thiền và Nhị-thiền; nhưng vẫn còn cái vui mầu-nhiệm. Nhưng hễ còn niệm vui, thì tâm chưa hoàn-toàn thanh-tịnh. Hành-giả lại phải còn tiến lên một bậc nữa, đi vào cái thiền thứ tư, xả luôn cả cái niệm vui, để tâm được hoàn-toàn thanh-tịnh, vì thế nên gọi là “Xả niệm thanh-tịnh”.

2. Tứ-không định.

Sau khi đã trải qua Tứ-thiền và đã thành tựu viên-mãn, hành-giả tiếp-tục tu thiền-định và sẽ trải qua bốn giai-đoạn gọi là Tứ-không định sau đây. Sở dĩ gọi là Tứ-không, vì khi vào bốn định nầy, thiền-giả sẽ không còn thấy có cảnh và thức tâm nữa.

a) Không vô biên xứ định.

Thiền-giả sau khi đã đạt được Tứ-thiền, tâm đã được hoàn-toàn thanh-tịnh, nhưng vẫn còn thấy có sắc-giới, còn thân còn cảnh và bị hình sắc trói buộc, nên sanh tâm nhàm chán. Ðể rời bỏ các hình sắc về thân và cảnh, thiền-giả vào định thứ nhất của Tứ-không, thể nhập với “hư-không vô biên”, tức là không thấy có ngăn-cách, có biên-giới của cảnh.

b) Thức vô biên xứ định.

Thiền-giả khi đã được định thứ nhất của Tứ-không, rời bỏ được sắc tướng của thân và cảnh, thấy được cái vô biên của hư-không, nhưng vẫn còn giữ cái bản-ngã hẹp hòi, vẫn còn thấy biên-giới của tâm thức. Vậy thiền-giả phải vào định thứ hai của Tứ-thiền, để xóa bỏ cái biên-giới của thức; khi thành tựu, tức thể nhập được vào cõi “Thức vô biên”.

c) Vô sở hữu xứ định.

Thiền-giả mặc dù không còn thấy biên-giới, ngăn cách của thức, nhưng vẫn còn thấy có ngã, có tâm thức, có năng sở; mà hễ còn thấy có năng sở, tức còn thấy mình và người, còn thấy có sở hữu. Vậy thiền-giả phải vượt lên một tầng nữa, xa lìa sự chao-động, năng sở, tức nhập định “Vô sở hữu xứ” (cõi không sở hữu).

d) Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định.

Thiền-giả khi đã nhập định “Vô sở hữu”, không còn thấy nhân ngã, năng sở nhưng vẫn còn “tưởng”. Mà còn tưởng thì còn vọng động. Vậy thiền-giả phải tiến lên một tầng nữa, vào cõi “Ðịnh không tưởng”. Nhưng không tưởng đây, không có nghĩa là vô tri vô giác như đất đá; không tưởng, nhưng không phải không tưởng của đất đá, không tưởng mà vẫn sáng suốt như một tấm gương, nhưng không phải là một tấm ván hay mặt đá. Ðó là ý nghĩa của cõi định “Phi tưởng, phi phi tưởng”.

Có chỗ nói định “Tứ-không” thuộc về ngoại đạo. Nhưng người tu thiền, bắt đầu từ Sơ-thiền đến Tam-thiền, lúc bấy giờ có hai con đường tẻ: một con đường đi về ngũ A-nan-hàm (7) ở cõi Tứ-thiền (8) thuộc về cảnh giới của thánh thứ ba (9); một con đường đi về Tứ-không của cõi Vô-sắc, thuộc về ngoại-đạo.

III. NHỊ-THỪA THIỀN

Nhị-thừa thiền hay Tiểu-thừa thiền, thuộc về xuất-thế-gian thiền, nghĩa là những người tu theo các loại thiền này có thể vượt ra ngoài thế-gian, thoát được sanh-tử luân-hồi. Tuy thế, những pháp tu thiền nầy không đem lại một chứng quả mau lẹ, lớn-lao toàn diện như các lối Ðại-thừa thiền, mà chỉ có tánh cách chậm-chạp, tuần tự, cuộc bó, tu một pháp chỉ trừ được một phiền-não; nghĩa là chứng quả thấp nhỏ, có hạn lượng, nên thuộc về Nhị-thừa thiền (Nhị-thừa thiền là Thanh-văn thừa và Duyên-giác thừa).

Nhị-thừa thiền có rất nhiều phương-pháp tu, như Ngũ-đình-tâm-quán, Thập-nhứt-thế-xứ-quán, Bát-bối-xả, Bát-thắng-xứ-quán, Cửu-tưởng-quán, Thập-lục-đặc-thắng, Lục-diệu pháp-môn, Tứ-vô-lượng-tâm, Thông-minh thiền, Bát-niệm, Thập-tướng, Thứ-đệ-định, Sư-tử phấn-tấn, Siêu-việt tam-muội, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo v.v… Tóm lại, hành-giả của Nhị-thừa thiền có thể đem giáo-lý của một hay nhiều pháp-môn của Nhị-thừa để quán-sát tham-thiền.

Trong phạm-vi hẹp hòi của bài phổ-thông này, chúng tôi không thể nói hết tất cả pháp-môn tu thiền của Nhị-thừa được, xin chỉ nói sơ-lược một ít phương-pháp. Nếu hành-giả muốn đi sâu vào đường tu nầy, phải chuyên môn học tập, phải nhờ Minh-sư dạy bảo, phải trải qua nhiều thời-gian và công-phu tu-tập mới thành-công.

1. Ngũ-đình tâm quán:

Quán sổ tức, trừ tâm tán-loạn.

Quán bất tịnh, trừ tâm tham sắc-dục.

Quán từ-bi, trừ tâm sân-hận.

Quán nhân-duyên, trừ tâm si-mê.

Quán giới-phân-biệt, trừ tâm chấp ngã.

(Xem Phật-học Phổ-thông, khóa thứ IV)

2. Cửu-tưởng-quán:

a) Tưởng thây sình trương.

b) Tưởng thây hoại diệt.

c) Tưởng máu mủ chảy.

d) Tưởng thây rục rã.

e) Tưởng thây xanh chàm.

f) Tưởng thây bị giòi rúc rỉa.

g) Tưởng thây tan rã.

h) Tưởng còn lại đống xương.

i) Tưởng xương bị đốt tiêu.

3. Tứ-vô-lượng-tâm:

a) Tâm Từ vô-lượng: Thiền-giả mở rộng lòng Từ vô-lượng, bao-bọc chúng-sanh trong tình thương rộng lớn vô-biên

b) Tâm Bi vô-lượng: Thiền-giả mở rộng lòng Bi vô-lượng, cứu khổ cho chúng-sanh trong năm đường.

c) Tâm Hỷ vô-lượng: Thiền-giả mở rộng tâm Hỷ (hoan-hỷ) vô-lượng, làm cho chúng-sanh đều được Hỷ.

d) Tâm Xả vô-lượng: Thiền-giả mở rộng lòng Xả vô-lượng, không lưu-luyến, cố-chấp một việc gì.

Tứ vô-lượng tâm là một pháp-môn rất linh-nghiệm: Phàm-phu tu Tứ vô-lượng tâm, thì sau khi mạng-chung sẽ sanh làm vua ở cõi Tứ-thiền; Nhị-thừa tu Tứ vô-lượng tâm, thì phước-đức được tăng-trưởng, mau đặng Niết-bàn; Bồ-tát tu Tứ vô-lượng tâm thì lòng từ-bi mở rộng vô biên và làm lợi-ích cho chúng-sanh không xiết kể.

(Xem Phật-học Phổ-thông, khóa IV)

4. Thập lục đặc-thắng:

Thập lục đặc-thắng tức là mười sáu phép rất đặc-biệt thù-thắng, có thiền có quán, đủ các thứ thiền và có thể phát-sanh ra quả vô-lậu, không phải như tứ-thiền, tứ-không, không ra khỏi sanh-tử. Mười sáu phép đặc-biệt thù-thắng nầy là:

a) Biết hơi thở vào.

b) Biết hơi thở ra.

c) Biết hơi thở dài ngắn.

d) Biết hơi thở khắp thân.

e) Trừ các thân hạnh.

f) Thọ hỷ.

g) Thọ lạc.

h) Thọ các tâm hạnh.

i) Tâm tác hỷ.

j) Tâm tác nhiếp.

k) Tâm tác giải-thoát.

l) Quán vô-thường.

m) Quán xuất-tán.

n) Quán ly dục.

o) Quán diệt.

p) Quán khí xả.

5. Thông-minh thiền:

Thông-minh thiền tức là tham-thiền để được lục-thông và tam-minh.

a) Lục-thông tức là sáu phép thần-thông như: thiên-nhãn thông, thiên-nhĩ thông, tha-tâm thông, thần-túc thông, túc-mạng thông, lậu-tận thông.

b) Tam-minh tức là thiên-nhãn minh, thiên-nhĩ minh, lậu-tận minh.

6. Thập nhứt thế xứ-quán:

Thập nhứt thế xứ quán tức là phép quán mười món biến khắp các xứ-sở, sau đây:

a) Quán sắc Xanh, khắp giáp tất cả chỗ.

b) Quán sắc Vàng, khắp giáp tất cả chỗ.

c) Quán sắc Ðỏ, khắp giáp tất cả chỗ.

d) Quán sắc Trắng, khắp giáp tất cả chỗ.

e) Quán Ðất, khắp giáp tất cả chỗ.

f) Quán Nước, khắp giáp tất cả chỗ.

g) Quán Gió, khắp giáp tất cả chỗ.

h) Quán Lửu, khắp giáp tất cả chỗ.

i) Quán Hư không, khắp giáp tất cả chỗ.

j) Quán Thức-tâm, khắp giáp tất cả chỗ.

7. Bát bối xả-quán:

Bát bối xả quán tức là tâm phép quán có thể trái bỏ (bối xả) cảnh-giới Tứ-thiền, Tứ-định của thế-gian, để thành-tựu pháp xuất-thế-gian. Tám phép bối xả quán là:

a) Trong có sắc-tướng, ngoài quán sắc để trái bỏ cảnh-giới Sơ-thiền.

b) Trong không sắc-tướng, ngoài quán sắc, để trái bỏ cảnh-giới Nhị-thiền.

c) Quán thanh-tịnh để trái bỏ cảnh Tam-thiền và Tứ-thiền.

d) Quán trái bỏ Hư-không vô-biên xứ.

e) Quán trái bỏ Thức vô-biên xứ.

f) Quán trái bỏ Vô-sở-hữu xứ.

g) Quán trái bỏ Phi-tưởng, phi phi tưởng xứ.

h) Quán trái bỏ Diệt thọ tưởng.

8. Bát thắng xứ quán:

Thắng có nghĩa thù-thắng, là hơn; tám phép quán nầy về cảnh sở quán, cũng như công-đức thu thập được trong khi tu-hành, đều thù-thắng hơn tám món Bối-xả trên, nên gọi là “Bát thắng xứ quán”.

a) Trong có sắc-tướng, ngoài quán ít sắc, thắng xứ.

b) Trong có sắc-tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ.

c) Trong không sắc-tướng, ngoài quán ít sắc, thắng xứ.

d) Trong không sắc-tướng, ngoài quán nhiều sắc, thắng xứ.

e) Quán sắc xanh, thắng xứ.

f) Quán sắc vàng, thắng xứ.

g) Quán sắc đỏ, thắng xứ.

h) Quán sắc trắng, thắng xứ.

9. Lục diệu pháp-môn:

Lục diệu pháp-môn là sáu pháp-môn mầu-nhiệm sau đây:

a) Sổ.

b) Tùy.

c) Chỉ.

d) Quán.

e) Hoàn.

f) Tịnh.

(Xem quyển Lục Diệu Pháp-môn)

10. Bát niệm xứ:

Với phép quán tám niệm sau nầy, thiền-giả sẽ trừ được sự sợ-hãi khi tu Cửu-tưởng và sẽ được đạo-quả.

a) Niệm Phật.

b) Niệm Pháp.

c) Niệm Tăng.

d) Niệm giới.

e) Niệm xả.

f) Niệm thiên.

g) Niệm hơi thở ra vào.

h) Niệm chết (nhớ chết).

11. Thập quán tưởng:

Thập quán tướng gồm có:

a) Tưởng vô-thường.

b) Tưởng khổ.

c) Tưởng vô-ngã.

d) Tưởng ăn vật bất-tịnh.

e) Tưởng thế-gian không vui.

f) Tưởng chết.

g) Tưởng bất-tịnh.

h) Tưởng đoạn.

i) Tưởng lìa.

j) Tưởng hết.

12. Cửu thứ đệ định:

Cửu thứ đệ định là 9 món thiền-định mà thiền-giả sẽ tuần-tự theo thứ lớp tu-luyện: từ Sơ-thiền đến Tứ-thiền, rồI đến Tứ-định, và cuối cùng, cọng thêm định Diệt-thọ-tưởng là chín món tất cả.

13. Sư-tử phấn tấn tam-muội:

Với pháp thiền này, hành-giả bắt đầu tham thiền như pháp Cửu-thứ-đệ định nói ở trên, nghĩa là bắt đầu từ Sơ-thiền đến thiền-định thứ chín là Diệt-thọ-tưởng định, rồi đi ngược trở lại, từ thiền thứ chín đến Sơ-thiền. Thiền-giả tới lui trong thiền-định một cách thông suốt, tự-tại, đường hoàng, oai-nghi như dáng đi đứng, tiến thoái của con sư-tử, nên gọi là “Sư-tử phấn tấn tam muội”. Kết-quả của lối thiền nầy, nếu được hoàn-toàn siêu-việt thì thiền-giả sẽ là Bồ-tát; nếu không hoàn-toàn tự-tại và chưa siêu-việt thì thành Thanh-văn.

14. Ba mươi bảy pháp trợ đạo:

Thiền-giả cũng có thể lấy một pháp-môn hay nhiều pháp-môn trong số 37 pháp trợ-đạo để tham-thiền, tu luyện. Ba mươi bảy pháp trợ-đạo đã có nói rõ trong Phật-học Phổ-thông khóa ba. Ở đây, chúng tôi chi xin nhắc qua để quý độc-giả nhớ lại thôi.

a) Ngũ căn.

b) Ngũ lực.

c) Tứ chánh cần.

d) Tứ như ý túc.

e) Tứ niệm xứ.

f) Thất Bồ-đề phần.

g) Bát chánh-đạo phần.

Kt-lun v NhỊ-tha thin

Các pháp tu thiền của Nhị-thừa hay Tiểu-thừa nói trên, như quý độc-giả đã thấy, nhiều không kể xiết. Tuy thế, hành-giả muốn cho có kết-quả, phải chọn lựa phương-pháp nào thích-hợp với trình-độ của mình, chứ không phải gặp pháp-môn nào tu theo pháp-môn nấy được. Sự lựa-chọn nầy cũng cần được các bậc thầy hướng dẫn. Vì thế, chúng ta thường nghe ngày xưa các vị chân-tu đi “cầu pháp”, hết xứ nầy đến xứ nọ, không quản công lao khó nhọc, có nhiều khi hy-sinh cả đến tánh-mạng nữa. Cầu pháp nghĩa là tìm cầu minh-sư chỉ dạy phương-pháp tu-hành, như Ngài Thiện-Tài đi tham-cầu 53 vị Thiện-tri-thức, Ngài Huyền-Trang đi khắp nước Trung-hoa rồi sang Ấn-độ để cầu Pháp. Hành-giả, sau khi được vị minh-sư nhận lời, còn phải theo hầu-hạ một thời-gian rất lâu để vị minh-sư ấy quan-sát căn-cơ trình-độ của học trò như thế nào, rồi mới truyền cho phương-pháp tu. Có như thế, sự tu-hành của hành-giả mới có kết-quả. Trái lại, nếu vị minh-sư truyền lầm pháp-môn cho đệ-tử, vì không quan-sát, thăm dò căn-cơ, trình-độ một cách chu đáo, như Ngài Xá-lợi-Phất đem pháp Sổ-tức dạy người giữ nghĩa-địa, hay pháp quán Bất-tịnh dạy người thợ rèn tu, thì chỉ hoài công vô-ích, chứ không kết-quả gì hết.

Hành-giả cũng nên nhớ một điều nữa, là trên bước đường tu-hành chớ nên bôn-chôn, nóng-nảy vô ích. Sự tu-hành cũng như nghề trồng cây, không thể nóng-nảy được. Người trồng cây, hằng ngày lo vô phân tưới nước, làm đầy đủ bổn-phận của mình, rồi kiên-nhẫn chời đợi; đến khi đủ sức đúng thời tiết, cây sẽ tự đơm bông trổ trái một cách tự nhiên.

Người tu-hành cũng vậy, cứ hằng ngày lo tu tập, tích-trữ nhiều năm, đến khi công tròn quả mãn, thì được minh tâm kiến tánh.

Hãy nhớ rằng tu-hành phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, chứ không thể mới một hai đời mà thành Phật được.

_____________________

a. Thất-tình: Mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn.

b. Lục-dục: Những sự tình-dục do lục-căn sanh ra.

c. Bát-phong: Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc.

d. Lục-trần: Sáu trần-cảnh là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

e. “Yoga và tọa thuyên” trong Ðại-chúng tuần-san, số 219.

f. Nước miếng vàng: Ðối với người tu tiên, thì nước miếng rất quí; họ không bao giờ nhổ vì sợ tổn khí, và dùng nước miếng của mình để luyện thành linh-dược.

g. Ngũ A-Nan-Hàm là năm cõi A-na-hàm: a) Vô phiền, b) Vô nhiệt, c) Thiện-kiến, d) Thiện-hiện, đ) Sắc cứu cánh.

h. Tứ-thiền có chín cõi, ngoài năm cõi A-na-hàm, còn bốn cõi: Vô vân, phước sanh, quảng quả, vô tưởng.

i. Tiểu-thừa thanh-văn có bốn quả thánh, A-na-hàm thuộc quả thánh thứ ba.

THIỀN TÔN (tiếp theo)

Ðại-thừa thiền là pháp tu thiền của bực Ðại-thừa, cũng gọi là xuất-thế-gian thượng thượng thiền. Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những người thượng-căn rất thông-minh và lanh-lợi tu. Những bực Ðại-thừa Bồ-tát đã nhiều đời nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền-não thô-trược, chỉ còn vi-tế vô-minh, nếu kiếp này gặp được minh-sư chỉ giáo cho phép tu Ðại-thừa thiền này, thì sẽ được tỏ ngộ. Cũng như cành hoa sắp nở, chỉ thêm chút ít công-phu vun tưới, thì hoa sẽ trổ ngay. Yếu-tố căn-bản của Ðại-thừa thiền là trí-huệ. Thiền-giả phải lấy trí-huệ để tự quán-sát tâm-tánh. Nếu thiếu trí-huệ, thiền-giả khó được kết-quả khi tu theo Ðại-thừa thiền.

CÁC PHÁP THIỀN-ÐỊNH CỦA ÐẠI-THỪA

Các pháp thiền-định của Ðại-thừa rất nhiều như: Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Ban châu tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm tam-muội, Tự-tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nhứt thế môn thiền, Thiện nhơn thiền, Nhứt thế hạnh thiền, Trừ phiền-não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh-tịnh tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như-lai tối thượng thừa thiền, Ðạt-Ma tổ-sư thiền v.v…

Dưới đây chúng ta hãy nghiên-cứu qua một số pháp thiền-định thông-thường của Ðại-thừa.

1. Sao gọi là “Pháp-hoa tam-muội”?

Tam-muội hay Tam-ma-đề là do chữ Phạn Samadhi phiên-âm ra. Người Trung-hoa dịch là “Ðiều-trực-định”, nghĩa là khiến tâm điều-hòa chánh-trực, như như chẳng động; cũng có chỗ dịch là “chánh-định” hay “chánh-thọ”.

Sở dĩ gọi là “Pháp-hoa tam-muội”, vì phép thiền này căn-cứ theo kinh Pháp-hoa mà thành-lập. Kinh chép: “Người muốn đặng Pháp-Hoa tam-muội, phải tu tập theo kinh Pháp-Hoa đọc tung Ðại-thừa…”.

Ngài Trí-Giả Ðại-sư trong khi chép quyển “Pháp-Hoa tam-muội” có dạy phương pháp tu pháp tam-muội, gồm có mười điều như sau:

a) Nghiêm tịnh đạo-tràng; b) Tịnh thân; c) Tịnh nghiệp; d) Cúng-dường chư Phật; đ) Lễ Phật; e) Sám-hối sáu căn; ê) Ði nhiểu; g) Tụng kinh; h) Tọa thiền; i) Chứng tướng.

2. Sao gọi là “Niệm Phật tam-muội”?

Phương-pháp này căn-cứ theo kinh Ban-châu niệm Phật. Hành-giả thường niệm danh-hiệu của Phật A-Di-Ðà ở Tây-phương, ngày đêm không dứt. Khi được tam-muội rồi, hành-giả thấy chư Phật hiện ra trước mắt, nghe Phật thuyết pháp ở bên tai, và thọ-trì được vô-lượng công-đức.

3. Sao gọi là “Giác-ý tam-muội”?

Phương-pháp này căn-cứ theo kinh Ðại phẩm Bát-Nhã. Hành-giả tu pháp này, tâm ý giác-ngộ tất cả các pháp và được vô-sanh-nhẫn (đọc-giả nào muốn rõ thêm, hãy xem lời thích luận của Ngài Trí-Giả Ðại-sư).

4. Sao gọi là “Thủ-lăng-nghiêm tam-muội”?

Phương-pháp này căn-cứ theo kinh Thủ-lăng-nghiêm. Hành-giả phải nhận chân rằng các pháp đều từ thực-thể là Như-lai-tạng tâm mà tùy duyên biến hiện, như huyễn, như hóa. Hiểu rõ các pháp đều như huyễn như hóa, rồi dựa theo lý ấy mà tham-thiền nhập-định, nên cũng gọi là như huyễn tam-muội.

5. Sao gọi là “Tự-tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nan thiền v.v…”?

Các món thiền như “Tự tánh thiền, Nhứt thế thiền, Nan thiền, Nhứt thế môn thiền, Thiện nhơn thiền, Nhứt thế hạnh thiền, Trừ phiền-não thiền, Thử thế tha thế thiền, Thanh-tịnh tịnh thiền”, gồm cả thảy chín món và được gọi là Ðại-thừa thiền.

Sở dĩ gọi các món thiền này là Ðại-thừa thiền, vì các vị Bồ-tát nhờ y theo các món thiền này mà tấn tu làm nên được các công-hạnh rộng lớn, thẳm sâu không thể lường được (đọc-giả nào muốn hiểu rõ thêm, hãy đọc quyển “Pháp-giới thứ đệ sơ môn” do Ngài Trí-Giả Ðại-sư soạn).

6. Sao gọi là “Trực-chỉ thiền”?

Trực-chỉ thiền là pháp thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, không dùng phương-tiện tu quán và cũng không cần kinh-giáo.

7. Sao gọi là “Như-lai thanh-tịnh thiền”?

Như-lai thanh-tịnh thiền là pháp thiền thanh-tịnh của Như-lai. Như chúng ta đã biết, đức Phật Thích-Ca trước khi chưa thành đạo, đã ngồi tham-thiền sáu năm dưới gốc cây Bồ-đề. Sau khi phá trừ hết vô-minh phiền-não, tâm được thanh-tịnh, Ngài chứng được đạo Bồ-đề. Do đó, phép thiền này được gọi là “Như-lai thanh-tịnh thiền”.

8. Sao gọi là “Như-lai Tối-thượng-thừa thiền”?

Ðây là phép thiền cao-siêu hơn tất cả phép thiền mà đức Như-lai đã ứng dụng.

9. Sao gọi là “Ðạt-Ma Tổ-sư thiền”?

Như chúng ta đã nghe, Ngài Ðạt-Ma sau khi từ Ấn-độ qua Trung-hoa truyền đạo, đã ngồi xây mặt vào tường chín năm tại chùa Thiếu-Lâm để tham-thiền. Ðạt-Ma Tổ-sư thiền tức là phép thiền mà Ngài đã tu-luyện ở chùa Thiếu-Lâm vậy.

Các phép thiền của Ðại-thừa, như quí đọc-giả đã thấy ở phần trên, tuy nhiều không kể xiết, tựu-trung có thể chia làm hai loại lớn:

1. Một loại thường gọi là tam-muội, căn-cứ theo kinh sách của Phật Tổ truyền dạy mà tu tập, có tu có quán, có phương pháp nhất định, như Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Ban-châu tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm tam-muội v.v… Các loại tam-muội này vì có quy-củ, có phương-pháp nhất định và được phổ-biến bằng văn tự, tương đối ít khó hiểu và bí hiểm hơn loại thứ hai mà chúng tôi sắp nói dưới đây, nên được nhiều người tu luyện và số người thành tựu cũng nhiều.

2. Một loại thứ hai, được truyền dạy không căn-cứ theo kinh-giáo, không có văn tự, tức là loại thuyền “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”, như các pháp “Trực-chỉ thiền, Như-lai thanh-tịnh thiền, Tự-tánh thanh-tịnh thiền, Như-lai tối-thượng-thừa thiền, Ðạt-Ma Tổ-sư thiền v.v… Với loại thiền này người ngộ trước dùng tâm giác-ngộ của mình để ấn-chứng cho người sau giác-ngộ. Ðó tức là loại thiền “Dĩ tâm ấn tâm, trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật”: Vị minh-sư dùng tâm mình để tiếp-xúc với tâm của đệ-tử, truyền thẳng sự giác-ngộ của mình qua tâm của đệ-tử; như dùng ngọn đèn sáng chói mà tâm mình đã bừng phát ra để chiếu vào tâm đệ-tử; và tâm này cũng lại nhờ ảnh-hưởng trực-tiếp của sự giác-ngộ của thầy mà bừng sáng lên và truyền nối từ thầy đến trò, từ đời này sang đời khác. Loại thiền này tức là loại thiền đã được truyền nối từ đức Phật Thích-Ca xuống cho đến Ngài Lục-tổ. Ðây là một lối “truyền đạo” hay “truyền đăng” trực-tiếp, linh-động chính thống, nhưng không phổ-biến như lối trên, vì mỗi đời chỉ truyền cho một người, chứ không thể truyền cho nhiều người trong một lúc được. Và người được ấn-chứng phải là một vị có trí-huệ xuất chúng, siêu phàm không ai sánh kịp.

Cách truyền dạy pháp thiền này lại có hai lối:

a) Tham-cứu một câu thoạI-đầu. Thoại-đầu là một câu nói thiền hay “công án”, nghĩa là một đề-án hay luận-án gồm một câu rất ngắn, nhưng ý-nghĩa sâu-xa, đối với người thường không hiểu được.

Khi một vị Tổ của phái Thiền-tôn này nhận thấy trong hàng đệ-tử của mình có một vị xuất chúng, có thể giữ giềng mối đạo, tiếp nối sự-nghiệp của thiền-tôn và tỏ ngộ đạo mầu được, thì vị Tổ trao cho vị đệ-tử ấy một câu thoại-đầu (một luận-án, như bây giờ, các vị bác-sĩ hay tiến-sĩ, trước khi ra trường, phải nạp cho ban giám-khảo). Vị đệ-tử này, đêm ngày tham-cứu câu thoại-đầu ấy, có nhiều khi trải qua một thờI-gian mười năm hay mười lăm năm mớI tỏ ngộ được. Sau khi xét thấy đệ-tử của mình đã tỏ-ngộ đạo mầu rồi, vị Tổ-sư mới ấn-chứng cho.

b) Nhưng nhiều khi vị Tổ-sư lại không trao cho đệ-tử mình một câu thoại-đầu để tham-cứu, mà lại dùng những hình-thức rất lạ lùng, người thường khó có thể hiểu được như: đánh, hét, ra dấu, mời ăn cơm, uống nước trà v.v… chẳng hạn như có một vị đệ-tử đến cầu đạo với một vị Tổ-sư; vị này không nói gì cả, chỉ dùng thiền-trượng (roi thiền) đánh đập vị đệ-tử kia, để xem sự phản-ứng của vị đệ-tử ấy như thế nào. Do sự phản-ứng ấy mà vị Tổ-sư biết được vị đệ-tử kia đã giác-ngộ hay chưa.

Tóm lại, pháp thiền này rất là mầu-nhiệm, không thể nghĩ bàn được, cho nên người xưa có nói: “thiền cơ huyền-diệu” (máy thiền mầu-nhiệm). Các vị Tổ-sư trong khi truyền đạo, không dựa theo một nguyên-tắc, một phương pháp gì nhất định cả. Các Ngài tùy theo thời-cơ mà ứng-biến, nghĩa là quán-sát căn-cơ của người cầu đạo, xét đã đúng thời chưa, và phải dùng phương pháp gì cho vị đệ-tử kia được ngộ đạo, rồi các Ngài đối cơ lập pháp. Tất nhiên phương pháp này các Ngài dùng chỉ trong nhất thời thôi. Do đó, mà không thể biết trước được các Ngài sẽ dùng phương pháp gì để truyền thọ.

Về sau cũng có người bắt chước những phương pháp như đánh, hét v.v… nhưng vì không biết quán thời-cơ, nên chỉ làm cho người đau và sợ mà thôi, chứ không có hiệu-quả gì.

HỆ-THỐNG TRUYỀN THỪA CỦA CÁC TỔ TRONG PHÁI THIỀN-TÔN TẠI ẤN-ÐỘ

1. Ngài Ma-Ha Ca-Diếp Sơ-tổ của Thiền-tôn ở Ấn-độ.

Trong kinh Phạm-thiên vấn Phật quyết-nghi và trong bộ “Thích-nghi kê cổ” quyển nhất, có chép đại-khái như sau: Khi Phật ở hội Linh-Sơn, có ông Ðại-Phạm Thiên-vương, đem hoa sen dâng cúng Phật. Phật cầm cành hoa sen đưa lên để khai-thị cho chúng (thiền cơ). Toàn thể chúng hội đều yên-lặng, không ai hiểu thâm ý của Phật như thế nào. Duy có Ngài Ma-Ha Ca-Diếp là tỏ ngộ được thiền-cơ của Phật, nên đổi sắc mặt vui vẻ, chúm chím mỉm cười (phá nhan vi tiếu). Ðức Phật nhận thấy, liền ấn-chứng (chứng nhận) cho Ngài Ca-Diếp được đắc truyền và làm Tổ thứ Nhất (Sở-tổ ở Ấn-độ), Phật tuyên-bố như sau:

Nguyên văn: Ngô hữu chánh-pháp nhãn tạng,

Niết-bàn diệu tâm, thật-tướng vô-tướng,

Vi diệu pháp-môn, kim phú Ma-Ha-Ca-Diếp.

Dịch nghĩa:

Ta có “chánh-pháp nhãn tạng”, cũng gọi là “Niết-bàn diệu-tâm”, cũng tên là “Thật-tướng vô-tướng” cũng gọi là “Vi diệu pháp-môn”, nay ta truyền cho ông Ma-Ha-Ca-Diếp.

Sau đó, Phật truyền y bát và nói bài kệ truyền pháp như sau:

Nguyên văn: Pháp pháp bổn vô pháp

Vô pháp pháp, diệc pháp

Kim phú vô pháp thời

Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch nghĩa: Các pháp vốn không pháp

Không pháp cũng là pháp

Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)

Vô pháp này có pháp.

Ðây là nguồn gốc phát khởi của Thiền tôn, lấy tâm truyền tâm (dĩ tâm ấn tâm) không dùng kinh-giáo và phương-tiện.

2. Ngài A-Nan, Nhị-tổ Thiền-tôn ở Ấn-độ.

Một hôm Ngài A-Nan hỏi tổ Ca-Diếp:

- Ngoài việc truyền y bát, đức Thích-tôn còn truyền Pháp gì riêng cho Ngài nữa không?

Tổ Ca-Diếp gọi to:

- A-Nan !

Ngài A-Nan dạ !

Tổ dạy tiếp:

- Cây sào phướng trước cửa chùa ngã !

Ngài A-Nan liền tỏ ngộ thiền-cơ, nên được Tổ Ca-Diếp truyền y bát và ấn-chứng cho làm vị Tổ thứ hai. (Xem Phật-học từ-điển, trang 1.638 về mục “Ca-Diếp can sát”).

Từ Ngài A-Nan trở về sau, có thêm 26 vị Tổ về Thiền tôn nữa. Cọng cả Ngài Ca-Diếp và Ngài A-Nan, ở Ấn-độ có cả thảy là 28 vị Tổ, thứ lớp tuần-tự như sau:

1. Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp.

2. Tổ A-Nan.

3. Tổ Thương-Na Hòa-Tu.

4. Tổ Ưu-Ba Cúc-Ða.

5. Tổ Ðề-Bà-Ða.

6. Tổ Di-Già-Ca.

7. Tổ Bà-Di-Mật.

8. Tổ Phật-Ðà Nan-Ðề.

9. Tổ Phúc-Dà Mật-Ða

10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả.

11. Tổ Phú-Na-Giạ-Xa.

12. Tổ Mã-Minh.

13. Tổ Ca-Tì Hậu-La.

14. Tổ Long-Thọ.

15. Tổ Ca-Na Ðề-Bà.

16. Tổ La-Hầu Ðà-La.

17. Tổ Tăng-Già Nan-Ðế.

18. Tổ Dà-Già Xá-Ða.

19. Tổ Lưu Ma-La-Ða.

20. Tổ Xà-Dạ-Ða.

21. Tổ Bà-Tu Bàn-Ðầu.

22. Tổ Ma-Nọa-La.

23. Tổ Hạc-Lặc-Nan.

24. Tổ Liễu-Sư-Tử.

25. Tổ Bà-Xá-Tú-Ða.

26. Tổ Bát-Như Mật-Ða.

27. Tổ Bát-Nhã Ða-La.

28. Tổ Bồ-Ðề Ðạt-Ma

(Theo truyện Phú-Pháp-Tạng Nhơn-duyên)

Hai mươi tám vị Tổ này đã làm rực-rỡ cho Phật-giáo ở Ấn-độ, chứ không riêng gì cho Thiền tôn. Phật-giáo sau này được lan rộng trên hoàn-cầu, một phần lớn do công-đức của 28 vị Tổ này. Ngày nay nhắc đến những tên như Ma-Ha-Ca-Diếp, A-Nan, Hiếp-Tôn-Giả, Mã-Minh, Long-Thọ, không một Phật-tử nào là không biết đến. Và sự kiện này cũng chứng tỏ rằng phần lớn các vị Tổ có tiếng-tăm đều ở trong phái Thiền tôn. Sự nhận-xét này không những được chứng-minh ở Ấn-độ, mà cả đến ở Trung-hoa, Nhật-bản và Việt-nam nữa.

SỰ TRUYỀN THỪA THIỀN-TÔN Ở TRUNG-HOA

1. Ngài Bồ-Ðề Ðạt-Ma, Sơ-tổ của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

Sau khi được ngài Bát-Nhã Ða-La, vị Tổ thứ 27 của Thiền-tôn ở Ấn-độ, ấn-chứng cho làm Tổ thứ 28; ngài Bồ-Ðề Ðạt-Ma ở lại Ấn-độ ít lâu, rồi vâng lời phú-chúc của Sư-phụ, Ngài sang Trung-Hoa truyền đạo.

Ngài sang Trung-Hoa nhằm vào đời vua Lương-võ-Ðế (528 dl.) trị vì. Ngài đến yết-kiến vua và hy-vọng rằng vua sẽ giúp một tay đắc lực trong việc truyền-bá Phật-giáo ở Trung-Hoa. Nhưng nhận thấy căn-cơ của vua còn thấp thỏi và sự tín-ngưỡng của vua chỉ có tánh-cách hình-thức, bề ngoài, nên Tổ Ðạt-Ma đã từ giả vua đến tu tại chùa Thiếu-Lâm, ở Tung-Sơn (đất Ngụy). Ngài ngồi xây mặt vào tường, tham-thiền nhập định trong chín năm, đợi thời cơ thuận-tiện để truyền đạo (xem quyển Tổ Ðạt-Ma, do Hương-Ðạo xuất-bản). Chính lối tham-thiền này mà đời sau có tên là “Ðạt-Ma tổ sư thiền”. Trong thời-gian chín năm, Ngài tham-thiền ở Thiếu-Lâm, có nhiều vị tu-sĩ nghe danh Ngài, đến cầu đạo, nhưng Ngài không tiếp một ai. Ðó cũng là một phương-pháp để dò xét căn-cơ, tâm tánh của những người đến cầu đạo có thiết-tha với đạo hay không. Trong số những người đến cầu đạo này, chỉ có một vị tỏ ra vô cùng kiên-nhẫn nhiệt thành, dám hy-sinh tất cả vì đạo. Ðó là ngài Thần-Quang mà sau nầy được Tổ Ðạt-Ma ấn-chứng cho làm tổ thứ hai của Thiền-tôn ở Trung-Hoa, và đổi pháp-hiệu là Huệ-Khả.

Ðể làm kim chỉ-nam cho người tu thiền đời sau, Tổ Bồ-Ðề Ðạt-Ma còn truyền lại bộ kinh Lăng-Già gồm 4 quyển, rất có giá-trị.

2. Ngài Huệ-Khả (Thần-Quang) vị Tổ Thiền-tôn thứ hai ở Trung-Hoa.

Ngài Thần-Quang, nghe danh Tổ Ðạt-Ma đến cầu đạo, nhưng Tổ không tiếp. Ngài Thần-Quang quì đợi luôn mấy năm ở ngoài hiên chùa; nhưng Tổ cũng không đoái hoài đến. Cuối cùng, để tỏ lòng chí thành tột mức của mình, dám xả thân cầu đạo, Ngài Thần-Quang đã chặt đức cánh tay của mình. Lúc bấy giờ Tổ Ðạt-Ma mới xoay lại hỏi:

- Ông đến đây để cầu gì?

Ngài đáp:

- Con cầu pháp an tâm.

Tổ bảo:

- Ông đem tâm đến đây ta an cho.

Ngài thưa:

- Con tìm tâm không được.

Tổ dạy:

- Ta đã an tâm cho ông rồi đó !

Ngài liền ngộ-đạo. Tổ Ðạt-Ma nói bài kệ sau đây, trong khi truyền pháp cho Ngài Huệ-Khả:

Nguyên văn: Ngô bổn lai tự độ

Truyền pháp độ mê tình

Nhất hoa khai ngũ diệp

Kết-quả tự-nhiên thành.

Dịch nghĩa: Ta đến xứ Trung-Hoa

Truyền pháp độ kẻ mê

Một bôn trổ năm cánh

Kết-quả tự nhiên thành.

3. Ngài Tăng-Xáng, vị Tổ thứ ba của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

Ngài Huệ-Khả, sau một thờigian hành-đạo, lạiấn-chứng cho Ngài Tăng-Xáng làm vị Tổ thứ ba của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

4. Ngài Ðạo-Tín, vị Tổ thứ tư của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

Tổ Tăng-Xáng truyền pháp cho Ngài Ðạo-Tín là vị Tổ thứ tư. Từ tổ Ðạo-Tín, sự truyền Pháp lại chia ra làm hai dòng, do hai ngài sau đây cầm đầu:

a) Ngài Hoằng-Nhẫn ở núi Ðông-Sơn, huyện Huỳnh-Mai.

b) Ngài Pháp-Dung ở non Ngưu-Ðầu, cũng gọi là “Ngưu-Ðầu-Thiên”.

5. Ngài Hoằng-Nhẫn, vị Tổ thứ năm của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

Chữ Hoằng-Nhẫn có nghĩa là kiên-nhẫn tột-độ, chịu đựng lâu dài. Hai chữ này có thể tóm tắt cho cả một câu chuyện truyền pháp, bao hàm nhiều tánh chất nhẫn-nhục sau đây:

Một hôm Ngài Ðạo-Tín, vị tổ thứ tư Thiền-tôn, thấy một ông già đến cầu đạo, căn-tánh thông lợi, có thể được truyền thọ đạo pháp. Nhưng vì tuổi ông già, chẳng còn sống được lâu, nên Tứ-tổ dạy:

- Ta đã già, ông cũng già! Nếu truyền pháp cho ông, ít ngày ta chết, rồi ông cũng chết, thì ai ở lại mà truyền đạo? Vậy, nếu ông có thể đi đổi xác, ta sẽ truyền đạo cho!

Ông già thưa:

- Nếu con đi đổi xác chưa xong, mà lỡ Tổ đã tịch trước, thì làm sao truyền đạo cho con được?

Ðức Tứ-tổ dạy:

- Ta sẽ nán lại cõi đời để chờ ông.

Vâng lời Tổ dạy, ông già đi vòng theo dòng suối, thấy có một cô gái ngồi giặt bên bờ. Ông già hỏi:

- Cô cho tôi ngủ nhờ một đêm, có được không?

Cô gái thưa:

- Ông hãy hỏi cha mẹ cháu.

Ông già nói tiếp:

- Nếu cô bằng lòng tôi sẽ hỏi sau.

Cô gái trả lời:

- Dạ bằng lòng.

Ðược lời, ông già đi khuất vào rừng rồi bỏ xác.

Còn cô gái kia, không có chồng mà bỗng nhiên có mang. Bị cha mẹ đuổi đánh, cô phải bỏ nhà đi xin ăn vất vả, nhẫn chịu không biết bao điều khổ nhục. Sau khi sanh đứa bé được vài tuổi, cô bồng nó vào chùa. Ðứa bé vừa trông thấy Tứ-tổ, mừng-rỡ mở miệng cười. Tổ nói:

- Ta đang trông đợi ngươi đây!

Tổ xin đứa bé để nuôi và đặt tên là Hoằng-Nhẫn. Ngài đặt tên ấy là có ý nói rằng: Tổ đã nhẫn-nhục chưa chết để chờ truyền đạo, và bà mẹ đã nhẫn chịu bao sự nhục-nhã, oan-ức, khổ sở để sanh đứa bé.

Tổ Ðạo-Tín nuôi đứa bé cho đến khi khôn lớn rồi truyền pháp cho. Ngài Hoằng-Nhẫn tức là vị tổ thứ năm của Thiền-tôn. Sau khi truyền đạo xong, Tứ-tổ Ðạo-Tín mới viên-tịch. (Theo Quy-Nguyên Trực-Chỉ âm nghĩa).

6. Ngài Huệ-Năng, vị Tổ thứ sáu của Thiền-tôn ở Trung-Hoa.

Ngài Huệ-Năng lúc nhỏ nhà nghèo, không biết chữ, chuyên nghề đốn củi đem bán lấy tiền về nuôi mẹ già. Một hôm, gánh củi đến bán cho nhà một phú ông; trong khi chờ đợi, Ngài lắng nghe chủ nhà tụng kinh Kim-Cang. Ðến câu “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Ngài liền ngộ đạo.

Ðợi cho chủ nhà tụng kinh xong, Ngài trầm trồ khen ngợi và hỏi rằng:

- Chẳng hay ông tụng kinh gì mà hay quá vậy? Tôi cũng muốn được thọ trì tụng đọc như ông.

Phú Ông mách cho Ngài:

- Tại núi Ðông-Sơn, huyện Huỳnh-Mai có đức Ngũ-tổ, thường truyền pháp độ người, Ông nên đến đó mà cầu đạo.

Ngài trả lời:

- Tôi cũng muốn như thế lắm; ngặt vì còn mẹ già không ai nuôi dưỡng nên không biết liệu làm sao!

Phú Ông bảo:

- Nếu ông thật quyết chí xuất-gia cầu đạo, thì hãy về cố gắng đốn củi cho thật nhiều, đem đến đây tôi sẽ đổi vàng cho. Ông lấy vàng ấy để nuôi mẹ, rồi đi xuất-gia.

Ngài Huệ-Năng mừng-rỡ trở về, ngày đêm cố gắng đốn thật nhiều củi, đem đến bán cho Phú Ông, và sau khi thu sếp việc nhà xong xuôi, Ngài đến huyện Huỳnh-Mai cầu bái-yết đức Ngũ-tổ Hoằng-Nhẫn.

Ngũ-tổ thấy Ngài hỏi:

- Ông ở đâu đến và đến đây để cầu việc gì?

Ngài đáp:

- Con từ phương Nam đến đây, để cầu làm Phật.

Ngũ-tổ thấy Ngài hình-thù tuy kỳ-dị, nhưng căn tánh lại thông lợi phi-thường, có thể nối Tổ-vị sau này. Ngài không muốn cho trong chúng biết, nên giả quở to rằng:

- Ông là người mọi rợ ở phương Nam, mà cầu thành Phật cái gì?

Ngài Huệ-Năng trả lời:

- Bạch Tổ-sư! Thân người tuy có phân chia kẻ Nam người Bắc, chứ Phật-tánh vẫn bình-đẳng, không phân biệt Nam, Bắc.

Ngũ-tổ sợ trong chúng để ý, lộ bí-mật, nên chẳng hỏi han gì thêm nữa, mà truyền cho Ngài xuống nhà trù công quả giã gạo.

Từ đấy, Ngũ-tổ không nhắc gì đến Ngài nữa, và Ngài Huệ-Năng, ngày ngày cũng cứ siêng năng cặm-cụi giã gạo.

TrảI qua một thời-gian lâu, một hôm Ngũ-tổ thấy mình đã già, muốn chọn người truyền Tổ-vị, nên tuyên bố rằng:

- Nếu ai làm kệ dâng lên, được tỏ-ngộ thiền-cơ, thì ta sẽ ấn-chứng và truyền pháp cho làm Tổ thứ Sáu.

Tin này được truyền ra rất mau chóng.

Trong chúng, mọi người đều nô-nức, xôn-xao bàn tán:

- Trong chúng, chỉ có Thượng-tọa Thần-Tú là thông-minh, học nhiều và tài giỏi hơn hết, chắc thế nào Thượng-tọa cũng sẽ được truyền Tổ-vị.

Nhưng Thượng-tọa Thần-Tú lại không dám tin chắc mình sẽ được cái may-mắn ấy, nên không dám trực-tiếp đem dâng bài kệ của mình cho Ngũ-tổ. Thượng-tọa đợi đêm khuya thanh vắng, trong chúng đều ngủ cả, mới cầm đèn hồi họp đến viết một bài kệ trên vách phía đông-lang và không dám ký tên. Thượng-tọa Thần-Tú nghĩ thầm: “Nếu nhờ công-phu tu-hành bấy lâu mà bài kệ này được trúng ý Tổ, thì đây là một diễm phúc lớn lao vô cùng cho ta. Lúc bấy giờ ta sẽ ra bái nhận, bằng không thì ta sẽ làm thinh như không biết”.

Nguyên văn: Thân thị Bồ-đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức

Dật sử nhá trần ai.

Dịch nghĩa: Thân là cây Bồ-đề

Tâm như đài gương sáng

Thường ngày hằng lau quyét

Chớ cho dính bụi trần.

Sáng ngày, tăng chúng qua lại thấy bài kệ xuất hiện trên vách đông-lang, ai nấy đều trầm-trồ kính phục:

- Ðây rồi! Kế tổ vị đây rồi! Nếu không phải Thượng-tọa Thần-Tú thì còn ai nữa!

Nghe Tăng chúng trầm-trồ khen ngợi, nô-nức kéo nhau đến xem bài kệ, Ngài Huệ-Năng cũng từ nhà trù theo chúng lên xem. Sau khi xem xong bài kệ, Ngài Huệ-Năng nói:

- Còn đứng ngoài cửa rào.

Kẻ qua người lại nghe Ngài nói thế, bĩu môi khinh bĩ:

- Ðã dốt nát không biết một chữ thế kia, mà dám chê là còn đứng ngoài cửa rào!

Ngài Huệ-Năng ôn-tồn bảo:

- Tôi cũng có một bài kệ, xin các ngài viết lên vách giùm tôi, vì tôi không biết chữ.

Một người hoan-hỷ viết hộ.

Ngài Huệ-Năng đọc bài kệ sau đây:

Nguyên văn: Bồ-đề bổn vô thọ

Tâm phi minh cảnh đài

Bổn lai vô nhứt vật

Hà xứ nhá trần-ai?

Dịch nghĩa: Bồ-đề vốn không cây

Tâm không phải gương đài

Xưa nay không một vật

Chỗ nào dính bụi trần?

Nghe xong bài kệ, mọi người đều kinh-ngạc: Không ngời một người dốt nát như thế mà lại làm được bài kệ xuất-sắc, thâm diệu như thế?

Ngũ-tổ thấy trong chúng xôn-xao bàn tán, muốn đánh tan dư-luận có thể nguy hại cho ngài Huệ-Năng, nên bảo trong chúng truyền đọc bài kệ của Thượng-tọa Thần-Tú, mà bôi bỏ bài kệ của Ngài Huệ-Năng.

Một buổI chiều, Ngũ-tổ một mình đi xuống nhà trù, đến chỗ Ngài Huệ-Năng giã gạo và hỏi rằng:

- Gạo đã trắng chưa?

Ngài Huệ-Năng đáp:

- Bạch Tổ, gạo con giã đã trắng rồi mà còn thiếu người sàng. Mật ý Ngài muốn nói: “Ðạo con đã ngộ rồi mà còn thiếu người truyền”.

Ngũ-tổ nghe xong, lấy cây gậy gõ lên đầu chày ba cái rồi đi lên (Ngũ-tổ bảo Ngài Huệ-Năng canh ba vào phòng). Ðúng canh ba, Ngài Huệ-Năng vào phòng Ngũ-tổ. Ngài được Ngũ-tổ ấn-chứng và truyền y bát cho Ngài làm Tổ thứ sáu, và dạy Ngài phải đi về phương Nam ngay đêm hôm ấy, để truyền đạo (xem quyển Lục-Tổ Huệ-Năng).

Từ đó, Ngài Lục-Tổ Huệ-Năng truyền pháp ở phương Nam, còn Ngài Thần-Tú thì truyền pháp ở phương Bắc. Phương Nam chủ-trương về đốn ngộ; phương Bắc chủ-trương về tiệm tu, nên gọi là “Nam đốn, Bắc tiệm”.

Sau đây là bản lược đồ về sáu vị tổ Thiền-tôn ở Trung-Hoa:

Sở tổ: Ngài Bồ-Ðề Ðạt-Ma.

Nhị tổ: Ngài Huệ-Khả (Thần-Quang).

Tam tổ: Ngài Tăng-Xáng.

Tứ tổ: Ngài Ðạo-Tín.

Ngũ-tổ: Ngài Hoằng-Nhẫn,

Ngài Ngưu-Ðầu Thiền-sư.

Lục-tổ: Ngài Huệ-Năng,

Ngài Thần-Tú.

Từ Ngài Lục-Tổ Huệ-Năng về sau, không còn cái lệ truyền y bát nữa, và các tổ cũng không còn ấn-chứng riêng cho một vị nào. Do đó trong Thiền-Tôn không còn truyền-thống duy nhất nữa, mà lại chia ra làm hai phái và năm dòng sau đây:

HAI PHÁI và NĂM DÒNG

Ngài Huệ-Năng từ khi lên làm Lục-tổ đã truyền pháp cho rất nhiều đệ-tử. Trong số các đệ-tử, nối tiếng hơn hết là Ngài Hoài-Nhượng ở Nam-Nhạc, và Ngài Hành-Tú ở Thanh-Nguyên (xem Pháp Bảo-Ðàn Kinh). Hai Ngài này mở đầu cho hai phái Thiền-Tôn là phái Nam-Nhạc và phái Thanh-Nguyên.

Phái Nam-Nhạc về sau lại chia làm hai dòng là: Lâm-Tế và Qui-Ngưỡng.

Phái Thanh-Nguyên lại chia làm ba dòng là: Tào Ðộng, Vân Môn và Pháp Nhẫn.

Sau đây là lược-đồ của hai phái và năm dòng Thiền-Tôn ở Trung-Hoa.

LỤC TỔ HUỆ-NĂNG

HAI PHÁI - NĂM DÒNG

I. Ngài Hoài-Nhượng (ở Nam-Nhạc)

                        1. Lâm-Tế.

2. Qui-Ngưỡng.

II. Ngài Hành-Tú (ở Thanh-Nguyên)

3. Tào-Ðộng.

4. Vân-Môn.

5. Pháp-Nhẫn

1. Dòng Lâm-Tế:

a) Sự truyền-thừa của dòng Lâm-Tế, tuần tự như sau:

- Hoài-Nhượng Thiền-sư.

- Ðạo-Nhứt Thiền-sư (họ Mã, tục gọi là Mã-Tổ).

- Bách-Trượng Thiền-sư (Hoài-Hải).

- Huỳnh-Nghiệt Thiền-sư (Hy-Vân).

- Lâm-Tế Nghĩa-huyền.

b) Sự truyền pháp (thiền-cơ) của tôn Lâm-Tế:

Như chúng tôi đã nói ở phần đầu của tập sách này, sự truyền pháp của phái Thiền tôn thật khó mà hiểu được, đối với người thường. Chẳng hạn như trong phái Lâm-Tế, sự truyền pháp chỉ dùng thiền-trượng đánh và hét to lên, mà làm cho thiền-giả được ngộ-đạo. Cái lối khai-ngộ này khởi đầu từ Ngài Huỳnh-Nghiệt Thiền-sư:

Ðể cầu giác-ngộ, một hôm Ngài Lâm-Tế hỏi Ngài Huỳnh-Nghiệt:

- Sao gọi là đại ý Phật-pháp?

Ngài Huỳnh-Nghiệt liền lấy thiền-trượng đánh Ngài Lâm-Tế một cái. Ba lần Ngài Lâm-Tế hỏi, ba lần đều bị đánh như thế.

Ngài Lâm-Tế lấy làm bối-rối, không hiểu ý nghĩa làm sao, nên đến tham-học với Ngài Ðại-Ngu Thiền-sư, nhờ thế Ngài Lâm-Tế mới ngộ được tôn-chỉ của Ngài Huỳnh-Nghiệt.

Từ đó về sau, dòng Lâm-Tế mỗi khi khai-ngộ cho đệ-tử, đều dùng phương-pháp đánh và hét ấy.

Ngài Lâm-Tế nói:

“Có khi hét một tiếng như bửu-kiếm kim-cương vương, có khi hét một tiếng như sư-tử dậm chân, có khi hét một tiếng như quơ cây nơi bóng cỏ, có khi hét một tiếng, không khởi cái dụng của tiếng hét”. Bởi thế nên người đời gọi là “Lâm-Tế tứ yết” (bốn tiếng hét của Lâm-Tế).

Dòng Lâm-Tế về sau lại chia làm hai nhánh: Dương-Kỵ và Huỳnh-Long. Từ đời Tống về sau, dòng Lâm-Tế rất thạnh-hành. Cho đến ngày nay về Thiền tôn trong các Ðại-tòng-lâm, phần nhiều là dòng Lâm-Tế.

2. Dòng Qui-Ngưỡng:

Tổ Bách-Trượng Thiền-sư truyền cho Ngài Linh-Hựu Thiền-sư ở núi Qui-sơn đất Ðàm-châu. Ngài Linh-Hựu truyền cho Ngài Qui-Ngưỡng Huệ-Tịch.

Ngài Qui-Ngưỡng là một vị Thiền-sư đắc đạo, sự mầu-nhiệm của Ngài, không ai có thể lường được. Ảnh-hưởng của Ngài rất lớn, vì thế cho nên người ta đã lấy tên Ngài để đặt tên cho cả một dòng Thiền tôn. Sự truyền đạo của Ngài cũng rất kỳ lạ. Một khi có ai đến hỏi đạo thì Ngài Qui-Ngưỡng chỉ vẽ tướng trâu, hoặc vẽ tướng người, tướng Phật hay chữ Vạn, mà người được ngộ đạo.

3. Dòng Tào-Ðộng:

Sự truyền-thừa của tôn này, thứ-tự như sau:

a) Ngài Thanh-Nguyên Thiền-sư.

b) Ngài Hy-Thiên Thiền-sư, tức Ngài Thạch-Ðầu Hòa-thượng.

c) Ngài Dược-Sơn Thiền-sư.

d) Ngài Vân-Nhâm Thiền-sư.

e) Ngài Lương-Giới Thiền-sư ở núi Ðông-sơn.

f) Ngài Bửu-Tịch Thiền-sư ở núi Tào-sơn.

Ngài Vân-Nhâm Thiền-sư đã dùng pháp Bửu-cảnh tam-muội, truyền cho Ngài Lương-Giới (Ðông-sơn); Ngài Lương-Giới cũng dùng pháp này để truyền cho Ngài Bửu-Tịch (Tào-sơn).

4. Dòng Vân-Môn:

Sự truyền-thừa của tôn này, thứ-tự như sau:

a) Ngài Thạch-Ðầu Thiền-sư.

b) Ngài Thiên-Hoàng.

c) Ngài Long-Ðàm.

d) Ngài Ðức-Sơn.

e) Ngài Tuyết-Phong.

f) Ngài Vân-Uyển thiền-sư ở đất Thiều-châu, Vân-môn.

Cách truyền pháp của Ngài Vân-Uyển (Vân-môn) cũng rất kỳ lạ, ít ai hiểu được nghĩa lý: ai đến hỏi đạo, thì Ngài chỉ nói một chữ “Dám”. Nếu người cầu đạo còn ngần-ngại không hiểu, thì Ngài nói thêm chữ “Di”. Vì Ngài chỉ đáp có một chữ như thế cho người cầu đạo, nên người đời gọi pháp quán của Ngài là “nhứt tự quán” (quán sát cái lý trong một chữ Dám hay chữ Di).

5. Dòng Pháp-Nhẫn:

Sự truyền-thừa của tôn này, thứ-tự như sau:

a) Ngài Tuyết-Phong Thiền-sư.

b) Ngài Huyền-Sa Thiền-sư.

c) Ngài Xa-Hán Thiền-sư.

d) Ngài Vân-Ích Thiền-sư.

Phương-pháp khai-thị cho người đến cầu đạo của Ngài Vân-Ích Thiền-sư là dùng sáu tướng trong kinh Hoa-Nghiêm sau đây:

- Tổng tướng: tức là muốn nói đến chơn-như nhứt tâm.

- Biệt tướng: tức là các duyên sanh-khởi từ chơn-như nhứt tâm.

- Ðồng tướng: các pháp đều đồng như nhau.

- Dị tướng: tùy theo mỗi tướng không bình-đẳng.

- Thành tướng: dựng lập ra cảnh-giới.

- Hoại tướng: vị-trí không đồng tức là hoại tướng.

THIỀN TÔN
(tiếp theo)

THIỀN TÔN Ở VIỆT-NAM

Như chúng ta đã biết, Phật-giáo Việt-nam chịu ảnh-hưởng sâu đậm của Phật-giáo Trung-hoa. Cho nên, nếu ở Trung-hoa Thiền-tôn được thịnh-hành truyền-bá, thì ở Việt-nam thiền-tôn cũng được xem như là môn-phái chính của đạo Phật. Ðấy cũng là một lẽ dĩ-nhiên, không có gì là khó hiểu.

Phật-giáo truyền vào Việt-nam từ thế-kỷ thứ II tây-lịch, do các vị danh Tăng người Ấn-độ và Trung-hoa, như các Ngài Ma-Ha-Kỳ-Vực, Ngài Khưong-Tăng-Hội (người Ấn-độ), Ngài Mâu-Bác (người Trung-hoa). Trong thời-gian xa xưa này, chúng ta không thể biết được các vị này thuộc tôn phái nào, và truyền vào Việt-nam giáo-lý gì. Nhưng chúng ta có thể biết chắc là không phải phái Thiền tôn. Vì Thiền tôn ở Việt-Nam là do Trung-hoa truyền sang. Mà Thiền tôn ở Trung-hoa thì phải đợi đến đầu thế-kỷ thứ VI, dưới đời Lương-võ-Ðế (528), tổ Bồ-Ðề Ðạt-Ma mới đưa vào. Vậy thì nhất định là Thiền tôn ở Việt-nam chỉ có thể xuất-hiện vào cuối thế-kỷ thứ VI tây-lịch. Sự phỏng-đoán này đã được lịch-sử truyền giáo ở Việt-nam chứng-minh. Vào năm 580 (cuối thế-kỷ thứ VI) Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi, lần đầu tiên truyền Thiền tôn vào Việt-nam, và là vị sơ-tổ về Thiền tôn Việt-nam. Sau Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi cũng có nhiều vị danh-tăng khác đem truyền Thiền tôn vào Việt-nam, và nhờ đó, Việt-nam cũng có nhiều môn-phái Thiền-tôn như ở Trung-hoa. Một điều đặc-biệt, đáng hãnh-diện cho Phật-tử Việt-nam là ngoài những phái Thiền tôn ở Trung-hoa truyền sang, ngay ở nước ta, cũng có một phái Thiền tôn do một vị vua sáng-lập, đó là phái Trúc-Lâm mà vị sơ-tổ là vua Trần-Nhân-Tôn.

Dưới đây, chúng ta hãy tuần tự nói về các môn phái Thiền tôn ấy:

1. Phái Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi:

a) Vị Sơ-tổ Thiền-tôn ở Việt-nam.

Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi, người Ấn-độ là đệ-tử Ngài Tăng-Xáng (Tam-tổ Thiền tôn).

Lần đầu tiên gặp Tổ Tăng-Xáng ở núi Tư-Không, thấy phong-mạo của Tổ khác thường, Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi sanh lòng kính-phục, chắp tay đảnh lễ. Ngài đảnh lễ ba lần mà Tổ vẫn ngồi lim-dim đôi mắt chứ không nói gì hết (thiền cơ). Ngài đứng yên nghĩ-ngợi một hồi, bỗng thấy trong người đổi khác, như tỏ-ngộ được điều gì. Ngài liền sụp xuống lạy ba lạy. Tổ cũng chỉ gật đầu ba cái mà thôi (thiền cơ). Sau buổi gặp-gỡ đầu tiên ấy, Ngài trở thành một trong số những đệ-tử xuất-sắc của Tổ Tăng-Xáng.

Về sau, Tổ dạy Ngài sang phương Nam để truyền đạo, Ngài vâng lịnh sang Việt-nam vào khoảng cuối thế-kỷ thứ VI, trụ-trì tại chùa Pháp-Vân ở tỉnh Hà-Ðông.

Khi sắp thị-tịch, Ngài gọi đệ-tử là Ngài Pháp-Hiển vào phòng, phú-chúc rằng:

“Tâm-ấn của Phật, không có thể mập-mờ được. Tâm-ấn viên-mãn như thái-hư không thừa, không thiếu, không đến, không đi, không được, không mất, không phải đồng nhất, cũng không phải sai biệt, không thường cũng không đoạn, không sanh cũng không diệt, không xa-cách cũng không phải không xa cách. Chỉ vì đối với vọng nên giả đặt ra tên ấy (tâm-ấn) mà thôi.

Chư Phật trong ba đời do đó (tâm-ấn) mà đưọc đạo. Lịch đợi Tổ-sư cũng do đó mà chứng ngộ. Ta đây cũng vậy, mà ông cũng thế, cho đến các loài hữu tình vô tình cũng đều như thế cả.

Khi đệ tam Tổ Tăng-Xáng ấn-chứng “tâm-ấn” cho ta đã bảo ta rằng: “Ông nên sang phương Nam hoằng đạo, chớ ở đây làm gì”.

Do đó, ta đi trải qua bao nhiêu chỗ mới đến đây. Ta nay được gặp ông, thật đúng như lời huyền-ký ấy. Vậy ông nên nhớ kỹ lời ta.

Giờ đây nhằm lúc ta đi rồi ! ”

Dạy xong, Tổ Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi chấp tay ngồi yên lặng mà tịch-diệt. Ðệ-tử trà-tỳ (thiêu) rồi thu xá-lợi xây tháp để thờ.

Về sau, vua Lý-Thái-Tôn có bài kệ truy-tán Ngài như sau:

Nguyên văn: Sáng tự lai Nam-quốc

Văn quân cữu tập thiền

Ứng khai chư Phật tín

Viên hợp nhất tâm nguyên

Hạo hạo Lăng-già nguyệt

Phân phân Bát-nhã liên

Hà thời hạnh tương kiến

Tương dữ thoại trùng huyền.

Dịch nghĩa: Mở lối qua nước Việt

Nghe Ngài thông đạo Thiền

Nguồn tâm thông một mạch

Cõi Phật rộng quanh miền

Lăng-già ngời bóng nguyệt

Bát-nhã nứt mùi sen

Biết bao giờ được gặp

Ðàm-đạo lẽ thâm-uyên.

b) Ngài Pháp-Hiển Thiền-sư, vị Tổ thứ hai của Thiền-tôn Việt-nam.

Sau khi Tổ Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi tịch, Ngài Pháp-Hiển là vị Tổ thứ hai của phái Thiền tôn Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi. Ngài họ Ðỗ, quê ở quận Chu-diên (Sơn-tây bây giờ). Khi tới chùa Pháp-Vân, Tổ Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi thấy Ngài, thì nhìn kỹ vào mặt mà hỏi:

- Chú họ gì ?

Ngài Pháp-Hiển hỏi lại:

- Hoà-thượng họ gì ?

Tổ lại hỏi:

- Chú không có họ à ?

Ngài trả lời:

- Sao lại không có ! Nhưng đố Hòa-thượng biết ?

Tổ quát lên:

- Biết để làm gì ?

Ngài Pháp-Hiển chợt hiểu ý tổ Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi (thiền cơ) liền sụp xuống lạy, xin theo làm đệ-tử và sau được truyền tâm-ấn.

Ðược ít lâu sau khi Tổ tịch, Ngài vào núi Từ-sơn tu thiền-định, những loài cầm thú thường quấn quít chung quanh. Người đời thấy thế càng lấy làm lạ và kính mộ. Ðệ-tử tìm đến học đạo rất đông. Thiền tôn ở trong thời kỳ này có thể nói là thạnh nhất. Ðó cũng nhờ công-đức hoằng-hóa của Ngài Tỳ-Ni-Ða-Lưu-Chi và Ngài Pháp-Hiển. Về sau trong phái nầy cũng có nhiều vị thiền-sư xuất-sắc như Ngài Pháp-Thuận, Vạn-Hạnh v.v…

2. Phái Vô-ngôn-thông:

a) Vị Sơ-tổ của phái Thiền-tôn thứ hai ở Việt-nam.

Ngài họ Tịnh, quê ở Quảng-Châu, xuất-gia ở chùa Song-Lâm (Triết-Giang bây giờ). Tính Ngài điềm đạm ít nói, nhưng sự lý gì cũng thông hiểu, nên người đòi đặt danh hiệu cho Ngài là Vô-Ngôn-Thông. Ngài là đệ-tử của Bách-Trượng thiền-sư (để-tử của Mã-Tổ).

Khi Ngài mới đến yết-kiến Bách-Trượng thiền-sư, gặp lúc thiền-sư đang dạy chúng tăng học. Một vị tăng hỏi Bách-Trượng thiền-sư rằng:

- Thế nào là pháp-môn đốn-ngộ của phái Ðại-thừa ?

Bách-Trượng thiền-sư dạy rằng:

- Tâm địa nhược thông, huệ nhật tự chiếu (nếu tâm địa được thông thì mặt trời huệ tự-nhiên chiếu sáng).

Nghe được câu ấy, Ngài Vô-Ngôn-Thông tự-nhiên ngộ đạo. Năm 820, Ngài qua Việt-nam tu tại chùa Kiến-Sơ, làng Phù-Ðổng (Bắc-Ninh). Ngài ngồi xây mặt vào vách, trọn ngày tham-thiền nhập-định. Ngài tu như thế mấy năm không ai biết, chỉ trừ vị sư ở chùa ấy là Cảm-Thành thiền-sư, biết Ngài là bậc Cao-tăng đắc đạo trong phái Thiền-tôn, nên tôn thờ Ngài làm thầy.

Trước khi tịch, Ngài gọi Cảm-Thành thiền-sư mà bảo:

- Ngài xưa Tổ-sư Nam-Nhạc, khi sắp tịch có dặn lại bài kệ rằng:

Nhất thế chư pháp, giai tùng tâm sanh

Tâm vô sở sanh, pháp vô sở trú

Nhược đạt tâm địa, sở trú vô ngại

Phi ngộ thượng căn, thận vật khinh hứa

Nghĩa là:

Hết thảy các pháp, đều tự tâm sanh

Tâm nếu không sanh, pháp không chỗ trú

Nếu hiểu được tâm địa ấy, thì làm việc gì cũng không trở ngại

Cái tâm pháp ấy, nếu không gặp được bậc thượng-căn, chớ nên truyền bậy.

“Ðó là lời dặn của người xưa, nay ta cũng dặn lại câu ấy”. Nói xong Ngài chắp tay mà tịch.

b) Vị nhị tổ của phái Vô-Ngôn-Thông.

Cảm-Thành thiền-sư: Thiền-sư quê ở huyện Tiên-Du (Bắc-Ninh) trụ-trì tại chùa Kiến-Sơ (Bắc-Ninh).

Khi Ngài Vô-Ngôn-Thông vân du qua đấy, thấy Ngài có đủ tư-cách để truyền mối đạo, nên ở lại. Và Ngài Cảm-Thành cũng nhận thấy ở Ngài Vô-Ngôn-Thông một vị thiền-sư đắc-đạo, nên tôn làm thầy, sớm tối hầu hạ không hề trễ nãi. Hai thầy trò rất mến nhau, do đó Ngài Vô-Ngôn-Thông mới đặt cho Ngài đạo hiệu là Cảm-Thành.

Ngài Cảm-Thành thật xứng đáng là người nối chí của Ngài Vô-Ngôn-Thông. Một hôm có đệ-tử hỏi Ngài:

- Thế nào là Phật ?

Ngài trả lời:

- Chỗ nào cũng là Phật cả.

Vị đệ-tử lại hỏi:

- Thế nào là tâm của Phật ?

Ngài trả lời:

- Không hề che đậy chỗ nào.

Ðây cũng là một câu chuyện nhỏ, nhưng nói lên được cái lối truyền thọ tâm pháp đặc-biệt, tuy giản-ước mà bao hàm nhiều ý nghĩa cao thâm vô cùng.

Ngài Cảm-Thành không bệnh mà tịch, và truyền tâm pháp cho Thiện-Hội thiền-sư.

c) Vị tam tổ của phái Vô-Ngôn-Thông.

Ngài Thiện-Hội thiền-sư: Ngài Thiện-Hội quê ở Siêu-Loại (Bắc-Ninh). Ngài là đệ-tử của Cảm-Thành Thiền-sư, hầu thầy đã hơn 10 năm. Một hôm Ngài vào phòng hỏi thầy:

- Trong kinh Phật có dạy: “Ðức Thích-Ca Như-Lai từng tu-hành trải vô-số kiếp mới thành Phật, thế mà nay thầy cứ dạy rằng “tâm tức là Phật, Phật tức là tâm” là nghĩa làm sao? Thật đệ-tử không hiểu, xin thầy dạy rõ cho.

Cảm-Thành Thiền-sư nói:

- Ngươi bảo trong kinh Phật nói thế là ai nói đó ?

- Vậy lời ấy không phải là Phật thuyết sao ?

- Lời ấy phải đâu là Phật thuyết. Kinh Văn-Thù Phật có dạy: “Ta trú ở thế-gian dạy chúng-sanh 49 năm, chưa từng đặt ra câu bằng văn tự để nói với ai bao giờ !”. Vì theo chánh đạo, nếu lấy văn tự làm bằng-chứng để cầu đạo, ấy là nệ; lấy sự khổ hạnh để cầu Phật, ấy là mê; lìa tâm ra mà cầu Phật, ấy là ngoại đạo; mà cố chấp cái tâm ấy là Phật, cũng lại là ma vậy.

- Nếu bảo tâm ấy tức là Phật, thì trong tâm ấy, cái gì là Phật, cái gì là không phải Phật?

- Ngày xưa có người hỏi Mã-tổ rằng: “Nếu bảo tâm ấy là Phật, thì trong tâm ấy cái gì là Phật ?” Mã-tổ trả lời: “Thế ông ngờ trong tâm ấy, cái gì không phải là Phật, hãy chỉ vào đấy cho ta xem ?”. Người ấy không chỉ được. Mã-tổ lại tiếp: “Ðạt được thì khắp mọi nơi chỗ nào cũng là Phật, mà không đạt được, thì cứ sai lầm đi mãi mãi”. Thế là chỉ vì một lời nói nó che đi, mà thành ra sai lầm đó thôi. Ngươi đã hiểu chưa ?

Ngài Thiện-Hội trả lời:

- Nếu vậy, đệ-tử hiểu rồi.

- Ngươi hiểu như thế nào ?

- Ðệ-tử hiểu rằng khắp hết mọi nơi, chỗ nào cũng là tâm Phật cả.

Nói xong Thiện-Hội thiền-sư sụp xuống lạy.

Ngài Cảm-Thành nói:

- Thế là ngươi hiểu tới nơi rồi đó.

Do sự lãnh-hội mau-chóng đó mà Ngài Cảm-Thành mới đặt cho đệ-tử mình đạo hiệu Thiện-Hội, nghĩa là “khéo hiểu”.

Trên đây là một vài câu chuyện về đốn-ngộ mà chúng ta thường thấy trong các vị thuộc phái Thiền-tôn.

Sự truyền pháp từ thầy đến trò trong phái Vô-Ngôn-Thông diễn ra như thế được 15 đời. Ðến đời cư-sĩ Ứng-Thuận (1221) là cuối cùng.

3. Phái Thảo-Ðường:

Năm Kỷ-dậu (1069) vua Lý-Thánh-Tôn đi đánh Chiêm-Thành về có bắt được vua nước ấy là Chế-Cũ và rất nhiều thường dân và binh lính. Số binh lính và thường dân này được phân phát cho các quan trong triều-đình để làm quân hầu. Trong số quan triều có một vị Tăng-Lục. Một hôm vị này đi vắng về thấy bản “Ngữ-lục” của mình bị một tù binh sửa chữa lạicả. Hỏi ra thì mới biết đó là một vị Thiền-sư người Trung-Hoa, theo thầy qua Chiêm-Thành, chẳng may bị bắt làm tù-binh. Vị thiền-sư ấy chính là Ngài Thảo-Ðường, đệ-tử của Ngài Tuyết-Ðậu Minh-Giác ở Trung-Hoa.

Khi biết tung-tích của Thảo-Ðường thiền-sư, vua Thánh-Tôn liền sắc phong cho Ngài làm Quốc-sư. Ngài Thảo-Ðường lập đàn khai giảng ở chùa Khai-Quốc trong thành Thăng-Long. Ðệ-tử đến học rất đông. Ngài Thảo-Ðường lập ra thành một phái Thiền tôn thứ ba ở Việt-Nam. Phái Thảo-Ðường truyền xuống được năm đời, đắc-đạo cả thảy được mười chín vị.

4. Phái Trúc-Lâm:

Ðệ nhất tổ của phái Trúc-Lâm tức là vua Trần-Nhân-Tôn (1278-1308), Ngài mộ đạo khi còn nhỏ. Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng Thái-tử, Ngài cố nhường lại cho em nhưng không được, nên trèo thành trốn đi, định vào tu ở núi Yên-Tử. Nhưng Ngài mới đi được nửa đường thì bại lộ tung-tích, bị vua cha sai quân đi bắt về. Ngài phải miễn cưỡng trở về. Sau Ngài lên làm vua, trở thành một vị anh quân và giữ vững nền độc-lập của nước nhà trước sự xâm-lăng ồ-ạt, nhưng vô hiệu quả của quân Nguyên. Sau khi đuổi được giặc Nguyên, Ngài truyền ngôi lại cho con là Anh-Tôn, và vào tu ở núi Yên-Tử, thực hiện chí nguyện thuở thiếu thời của mình. Ngài lấy hiệu là “Hương-Vân Ðại-Ðầu-Ðà” lập trường giảng pháp, môn đồ tìm đến tu học kể có hàng vạn người. Ngài thường đi khắp nơi để giảng đạo và phát thuốc. Ngài tịch một cách rất bình-tĩnh vào lúc 51 tuổi.

Trong các phái Thiền-tôn ở Việt-nam, chỉ có phái Trúc-Lâm là phát tích tại đất nước Việt. Trong phái này, cũng có nhiều vị thiền-sư có tiếng tăm như Ngài Pháp-Loa tôn-sư, Ngài Huyền-Quang tôn-sư v.v…

5. Phái Lâm-Tế:

Phái Lâm-Tế do Ngài Nguyên-Thiều khai sáng tại Trung-Việt. Ngài họ Tạ, quê ở Quảng-Châu (Trung-Hoa). Ngài đi theo tàu buôn qua An-Nam, trú ở phủ Qui-Ninh (Bình-Ðịnh) lập chùa Thập-Tháp Di-Ðà, mở trường dạy học. Sau Ngài ra Thuận-Hóa lập chùa Hà-Trung, rồI lên Xuân-Kinh (Huế) lập chùa Quốc-Ân và dựng tháp Phổ-Ðồng.

Sau một thời-gian truyền đạo ở Việt-Nam, Ngài phụng mệnh vua Anh-Tôn trở về Trung-Hoa tìm mời danh Tăng và cung thỉnh pháp tượng pháp khí. Ngài thỉnh được Hòa-Thượng Thạch-Liêm và các danh tăng khác trở về Việt-Nam mở đàn truyền giới rất long-trọng tại chùa Thiên-Mụ. Sau đó, chúa Nguyễn sắc ban Ngài giữ chức Trụ-trì chùa Hà-Trung.

Năm Bảo-thái thứ 10 nhà Lê, Ngài tịch tại chùa Hà-Trung, sau khi dặn dò đệ-tử và truyền lạI bài kệ sau:

Tịch tịch kính vô ảnh

Minh minh châu bất dung

Ðường đường vật phi vật

Liêu liêu không vật không.

Ðại ý: Thể pháp-thân thanh-tịnh sáng suốt như bức gương sáng không bụi, như hạt minh-châu trong sáng bóng người. Tuy hiện tiền các sự vật sai khác, nhưng đều là thể pháp-thân hiển hiện. Thể pháp-thân thường vắng lặng, mà không phải là không, tức là lý “chơn không diệu hữu”.

Xét trong “Lịch truyền tổ đồ” thì Ngài đứng về đời 69, xét về thống phái Lâm-Tế thì Ngài đứng về đời 33, còn xét riêng về phái Lâm-Tế ở Trung-Việt, thì Ngài là Sơ-tổ.

6. Phái Liễu-Quán:

Phái Liễu-Quán xuất phát từ Liễu-Quán Hòa-Thượng. Ngài Liễu-Quán quê ở Phú-Yên (Song-Cầu). Ngài ra Thuận-Hóa thọ giới Sa-di với Ngài Thạch-Liêm Hòa-thượng. Năm 1702, Ngài đến Long-Sơn cầu học pháp tham-thiền với Ngài Tử-Dung Hòa-Thượng (Tổ khai-sơn chùa Từ-Ðàm Huế, người Trung-Hoa).

Tổ Tử-Dung dạy Ngài tham cứu câu: “Vạn phái qui nhất, nhất qui hà xứ”, (muôn pháp về một, một về đâu?). Ngài tham-cứu mấy năm, đến khi xem bộ Truyền-Ðăng-Lục, thấy có câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhơn bất hội xứ”. Ngài liền tỏ ngộ, năm 1742, cuối mùa thu, Ngài thọ bịnh. Trước khi lâm-chung, Ngài gọI môn đồ đến dạy rằng: “Nhơn-duyên đã hết, ta sắp chết đây”.

Thấy môn đệ khóc, Ngài dạy rằng: “Các người khóc làm gì ? Các đức Phật ra đời còn nhập Niết-bàn. Ta nay đi đến rõ-ràng, về có chỗ. Các người không nên khóc và đừng buồn thảm”.

RồI Ngài viết bài kệ từ biệt sau đây:

Nguyên văn: Thất thập dư niên thế-giới trung

Không không, sắc sắc diệu dung thông

Kim triêu nguyệt mãn, hoàn gia lý

Hà tất bôn ba vấn tổ tông.

Dịch nghĩa: Ngoài bảy mươi năm trong thế-giới

Không không, sắc sắc thảy dung thông

Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ

Hà phải ân cần hỏi tổ tông.

Viết xong, Ngài bảo môn đồ:

- Sau khi ta đi, các người phải nghĩ cơn vô-thường nhanh chóng, cần phải siêng-năng tu học. Các ngươi hãy cố gắng tới chớ bỏ qua lời ta.

Ngài tịch vào ngày 22 tháng 11 năm Nhâm-Tuất (1742), vào giờ Mùi, sau khi dùng nước trà xong và vui-vẻ từ biệt môn-đồ.

Ðến đây chúng ta cũng nên nhận-định cho rõ-ràng điểm này: Như chúng tôi nói ở đoạn trước, Thiền-tôn do người Việt sáng-lập chỉ có một phái độc nhất do vua Trần-Nhân-Tôn làm Sơ-tổ là phái Trúc-Lâm Yên-Tử. Nhưng đến đây, chúng ta lại thấy phát xuất một phái nữa là phái Liễu-Quán, do Ngài Liễu-Quán một danh tăng Việt-Nam chủ xướng. Như vậy có mâu-thuẫn với sự nhận xét ở trên không ? Thật ra, so với các phái Thiền-tôn nằm trong phạm-vi mấy tỉnh ở miền Trung-Việt.

Vả lạI Ngài Liễu-Quán cũng là đệ-tử của Ngài Tử-Dung, một vị sư Trung-Hoa thuộc phái Lâm-Tế. Do đó, phái Liễu-Quán, nếu chúng ta đi tìm nguồn gốc xa hơn một chút nữa, thì cũng chỉ là một chi nhánh của phái Lâm-Tế mà thôi.

CÁC KINH SÁCH NÓI VỀ THIỀN

Kinh sách nói về Thiền không thể kể xiết được. Tuy thế, để quý đọc-giả khỏI bỡ-ngỡ trong khi nghiên-cứu học hỏI, chúng tôi xin dẫn một số kinh sách thiết-yếu sau đây:

1. Kinh Lăng-Già

2. Kinh Lăng-Nghiêm

3. Kinh Viên-Giác

4. Kinh Pháp-Bảo-Ðàn

5. Ðại-thừa Chỉ-Quán

6. Tiểu Chỉ-Quán

7. Ðồng môn Chỉ-Quán

8. Lục-Diệu Pháp-Môn

9. Kinh Kim-Cang

10. Truyền-đăng-lục

11. Thiền-gia ngữ-lục

12. Tọa-thiền chỉ-nam

13. Tông-cảnh-lục (của Ngài Tống-Diên-Thọ Thiền-sư)

14. Luận ÐạI-thừa khởI tín (của Bồ-tát Mã-Minh)

15. Vô-môn-quán (của Tống Tôn-Thiện Thiền-sư)

16. Bích-Nham-Lục (của Phật-quả Viên-Ngộ)

17. Thung-dung-lục (của Vạn-tùng Lão-nhơn)

18. Thiền-Lâm Vĩnh-gia tập (của Huyền-Giác)

19. Thiền-tôn chỉ-nam (của vua Trần-Thái-Tôn) v.v…

C. Tng-kt các loẠi Thin-đỊnh:

Thiền-định có nhiều loại, nhưng tóm lại, có thể chia làm hai loại lớn: chánh-định và tà-định, hay Phàm-phu thiền và Thánh-nhơn thiền, hoặc ngoại-đạo thiền và Phật-giáo thiền.

Thiền-định của ngoại-đạo:

Những người theo lối thiền-định này do tâm niệm không chơn-chánh (phiền-não, tham, sân, si v.v…) làm động-cơ thúc-đẩy. Họ không nhắm ngay mục-đích dẹp trừ vô-minh phiền-não, cầu được minh-tâm kiến-tánh, hay giác-ngộ, giải-thoát, mà chỉ nhắm mục-đích nhỏ hẹp, thiển cận, như cầu được thấy những điều huyền-diệu, cầu được thần-thông biến-hóa để đi dạo chơi ở các thế-giới khác, cầu thành tiên để hưởng lạc-thú tiêu-dao ở cảnh tiên, cầu cho thân-thể không bịnh-hoạn, được trường-sinh bất-tử, cầu cho được phép lạ để trị bệnh, để thiên-hạ sùng-bái kính-phục, hoặc để gần-gũi nữ sắc, hay cầu tài lợi v.v…

Hãy lắng nghe Tổ Tôn-Mật dạy: “Người tà-kiến chấp trước sai-lầm, ưa cõi trên, chán cõi dưới mà tu thiền đó là ngoại đạo thiền”.

Thiền-định của phàm-phu:

Những người tu theo loại thiền này không có tâm niệm cao thượng, chỉ vì chán ngán cõi Dục là ô-trược mà cầu sinh về cõi Sắc và Vô-sắc để hưởng thú vui thanh-thoát.

Hãy lắng nghe tổ Tôn-Mật phê phán hạng người tu về loại thiền này: “Người chánh tin nhơn quả, nhưng dùng sự ưa cõi trên chán cõi dưới mà tu thiền là phàm-phu thiền”.

Thiền-định của Phật-giáo:

Thiền-định của Phật-giáo có hai loại: Tiểu-thừa thiền và Ðại-thừa thiền.

- Tiểu-thừa thiền:

Là những pháp thiền dành cho người có căn tánh Tiểu-thừa. Người tu phép thiền-định này chỉ có công dụng hạn cục, vì tu pháp nào thì chỉ trừ được phiền-não của pháp ấy. Và sự tu-luyện ở đây cũng chỉ tuần-tự mà tiến, chứ không thể đốn ngộ ngay được.

Hơn nữa, người tu Tiểu-thừa thiền, tuy đã phá ngã-chấp, nhưng còn bị pháp-chấp. Họ không ngộ được rằng: Những phương-pháp tu-hành đều là phương-tiện để giúp cho họ dẹp trừ vô-minh phiền-não, tiến lên chỗ giác-ngộ, chớ không nên cố chấp có thật tu, thật chứng.

Ngài Tôn-Mật định nghĩa vê Tiểu-thừa như sau: “NgườI biết rõ lý ngã không (nhưng còn chấp pháp) mà tu thiền là Tiểu-thừa thiền”.

- Ðại-thừa thiền:

Ðây là phương-pháp tu thiền của các vị Bồ-tát, căn tánh mau lẹ vượt bực. Với hạng này, các vị chỉ nghe một câu nói hay tu một pháp, cũng có thể liền tỏ ngộ; như ngài Huệ-Năng, chỉ nghe câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, hay ngài Ca-Diếp, chỉ thấy Phật đưa cành hoa sen lên mà liền tỏ ngộ.

Sở-dĩ các vị này được mau tỏ ngộ như thế là vì họ đã trải qua nhiều kiếp tu-hành rồi, sắp được giác-ngộ, nay gặp thời-cơ, nhân-duyên thì liền phát-chiếu, như cành hoa đã được vun tưới đủ sức rồi, chỉ chờ thời-tiết là trổ bông.

Hãy nghe tổ Tôn-Mật nói về các vị này:

“Người ngộ được lý ngã, pháp đều không mà tu thiền là Ðại-thừa thiền. Người đốn-ngộ tự tâm xưa nay vốn thanh-tịnh, không có phiền-não, đầy đủ trí-huệ vô-lậu, tâm ấy tức là Phật, rốt-ráo không khác. Y theo tâm này mà tu thiền là Tối-thượng thừa thiền, cũng gọi là Chơn-như tam-muội”.

Về phương-pháp tu chứng và truyền thọ của Ðại-thừa thiền có ba cách:

- Cách thứ nhất: Ðây là các loại tam-muội, mà hành-giả căn-cứ theo các kinh sách Ðại-thừa tu-luyện, như Pháp-hoa tam-muội, Niệm Phật tam-muội, Giác-ý tam-muội, Thủ-lăng-nghiêm tam-muội v.v…

- Cách thứ hai: Lối thiền này không căn-cứ theo kinh điển, văn tự, mà chỉ dùng một câu nói ngắn-ngủi, để chỉ giáo. Trong Phật-giáo gọi lối thiền này là: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” (không dùng văn-tự, truyền ngoài kinh giáo). Thiền-giả chỉ căn-cứ theo một câu nói ấy mà nghiên-cứu mãi cho đến khi tỏ ngộ. Công việc tham-cứu này, Thiền-giả có nhiều khi kéo dài hằng chục năm.

- Cách thứ ba: Với cách này, chúng ta khó có thể suy nghĩ luận bàn gì được. Trong cách này, khi có người đến cầu pháp, các tổ-sư không dùng lời nói mà chỉ dùng một cử-chỉ gì đó hay một tiếng la hét mà thôi.

Như dòng Lâm-Tế, khi có người đến cầu đạo, Thiền-sư chỉ dùng gậy đánh và tiếng hét.

Như dòng Qui-Ngưỡng, các vị tổ-sư chỉ vẽ hình thú, hình người, hình chữ Vạn mà khai-ngộ cho đệ-tử.

Như dòng Vân-môn, có vị tổ chỉ nói một chữ mà làm cho người cầu đạo tỏ ngộ.

Như có ngài chỉ đãi nước trà (ngài Triệu-Châu) hay mời ăn cơm mà người đến cầu đạo được giác-ngộ.

- Có người lại ngắm bóng mình dưới nước, khi đi ngang qua cầu, liền ngộ đạo và cười (hổ khê tam tiếu chí kim truyền), hay nghe chim oanh hót trên cành liều, hay lấy gậy đập cục đất cho bể tan mà liền ngộ đạo.

Thật là thiền-cơ nhiệm-mầu, người ngoài không thể suy nghĩ, luận bàn được.

Muốn cho người cầu đạo được kết-quả, các vị truyền pháp phải hội đủ ba điều kiện sau đây:

- Biết căn-cơ người cầu đạo.

- Biết thời-tiết đúng lúc truyền đạo.

- Biết phương-pháp nào thích-hợp, trong ba phương pháp nói trên. Nếu truyền pháp không hợp cơ, hợp thời, hợp pháp thì người tu-thiền không có kết-quả.

Trước khi dừng bút, chúng tôi có một nhận xét sau đây mà chắc quý đọc-giả cũng đồng ý là: Nước ta ngày xưa là một nước chịu ảnh-hưởng lớn của Thiền-tôn, và Thiền-tôn là môn phái rất thịnh hành nhất trong nước. Thế mà ngày nay, vì bao cuộc biến-thiên của lịch-sử, Thiền-tôn không còn được truyền thọ trong các chùa cũng như trong dân-chúng một cách sung-mậu như xưa nữa.

Vậy chúng tôi hy-vọng rằng, từ đây về sau, nhờ sự giao-thông tiện-lợi từ nước này sang nước khác, nhờ sự trao đổi văn-hóa và nhờ sự gia tâm tu học của các Phật-tử Việt-Nam, Thiền-tôn sẽ lấy lại sắc-thái sung-mậu ở Việt-Nam như các thời Lý, Trần.

HT. Thích Thiện Hoa
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
 BÀI HỌC KẾ TIẾP
(Phật Học Phổ Thông Khóa thứ V)
MƯỜI TÔNG PHÁI Ở TRUNG HOA (TIẾP THEO): PHÁP-TƯỚNG TÔNG, MẬT TÔNG, THIÊN-THAI TÔNG
 CÁC BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712