Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

TRANG NHẤT > PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Cập nhật ngày 07/10/2008 (GMT+7)

Ðạo Ðế (Thất Bồ Ðề Phần)

E.            Thất Bồ-Ðề phần 

A.      MỞ-ÐỀ: 

Thất Bồ-đề cũng là một pháp-môn quan trọng không kém gì ngũ-căn, ngũ-lực.  Sở-dĩ đức Phật chế ra nhiều pháp môn như thế là để tùy căn cơ từng người, ai hợp pháp-môn nào tu pháp-môn ấy.  Những pháp-môn này về tên gọi, về chi-tiết thì có khác nhau, nhưng về đại-thể, về tinh-thần thì có nhiều chỗ giống nhau.  Vì thế, chúng ta sẽ thấy trong pháp-môn “Thất Bồ-đề phần” có nhiều điểm giống như trong “Tứ Như-ý-túc” hay “Ngũ-căn, Ngũ-lực”. 

B.       CHÁNH-ÐỀ: 

I.                   ÐỊNH-NGHĨA THẤT BỒ-ÐỀ PHẦN 

Bồ-đề do phiên âm chữ Phạn Boddhi mà ra.  Người Trung-hoa dịch là Giác-đạo, hay đạo quả giác-ngộ.  Phần là từng phần, từng loại.  Thất Bồ-đề phần là: bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả vô-thượng Bồ-đề, hay: bảy pháp giúp ta thành-tựu đạo quả Ðại-giác. 

Nó cũng có tên là Thất giác-chi.  “Giác” tức là Bồ-đề, còn “Chi” tức cũng như phần vậy.  Thất giác-chi tức là bảy nhánh, bảy phương-tiện đi đến đích Giác-ngộ. 

II.               THÀNH PHẦN VÀ NỘI-DUNG CỦA THẤT BỒ-ÐỀ PHẦN 

Thất Bồ-đề phần gồm có: 

1.      Trạch pháp. 

Trạch là lựa-chọn.  Pháp là pháp-môn, là phương-pháp tu-hành.  Trạch-pháp là dùng trí-tuệ để lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để trách.  Trong sự tu tập, nếu ta không có trí phân-biệt chánh tà, tất phải lầm lạc.  Như các bài trước đã nói, lòng tin của người Phật-tử phải dựa lên lý-trí, nếu không là mê-tín.  Ðức Phật có dạy: “Hãy dùng trí-tuệ suy-nghiệm, giản-trạch các pháp, rồi sẽ tin thọ, thật hành theo”.  Nếu tu lầm, tin chạ, điều đó còn nguy-hại gắp trăm nghìn lần người không tu-hành.  Vì vậy, Phật-tử chúng ta muốn thẳng tiến trên đường giác-ngộ, giải-thoát, không phải nghe ai bảo gì tin nấy, không phải tự bảo một cách bừa bãi: “đạo nào cũng tốt cả”; không phải dung-hòa Phật-giáo với ngoại-đạo; trái lại, Phật-tử cần sáng suốt đề-phòng sự đánh lộn sòng của các ngoại-đạo, sự xuyên-tạc xảo-quyệt để làm mất lòng tin sáng-suốt của chúng ta.  Chúng ta phải luôn luôn tỉnh-táo phân-biệt chánh, tà, chân, ngụy; phải thường dùng trí-tuệ mà giản-trạch cả những pháp ở ngoài và những ý tưởng chơn-vọng của tâm để tu, để đoạn. 

2.      Tinh-tấn. 

Nhưng một khi đã lựa chọn được pháp-môn chân-chính để tu rồi, thì phải tinh-tấn, nghĩa là luôn luôn dũng tiến trên bước đường tu tập, không quảng ngại gian-lao khó nhọc, không khiếp sợ, không thối chuyển, không tự mãn, tự cao mà bỏ dở mục-đích chưa đạt được.  (Như đã nói ở bài ngũ-căn). 

3.      Hỷ. 

Nghĩa là hoan-hỷ.  Nhờ tinh-tấn tu-hành, nên đoạn trừ dần được phiền-não thành-tựu vô-lượng công-đức, do đó, sanh tâm hoan-hỷ và phấn chí tu-hành. 

4.      Khinh an. 

Khinh là nhẹ nhàng, An là an-ổn.  Nhờ sự tinh-tiến tu tập nên chân tâm được thanh-tịnh; do đó, người tu-hành cảm thấy nhẹ nhàng, khoan-khoái, khinh an, như đã trút được gánh nặng dục-vọng mê-mờ. 

5.      Niệm. 

(Cũng như chữ niệm trong mấy bài trước).  Nghĩa là thường ghi nhớ chánh-pháp để thực-hành.  Tâm-niệm ta, nếu không thương nhớ chánh-pháp, tất nhiên tạp niệm phát sanh, phiền-não tăng trưởng.  Cũng như một đám đất nếu không trồng hoa, thì cỏ mọc.  Vì thế người tu-hành cần phải để tâm ghi nhớ chánh-pháp, đừng cho xao lãng, buông-lung nghĩ bậy. 

6.      Ðịnh. 

(Cũng như chữ định ở mấy bài trước).  Nghĩa là tâm chuyên chú, tập-trung vào pháp mình đang tu. 

7.      Xả. 

Nghĩa là bỏ ra ngoài không vướng bận.  Xả tức là hành-xả tâm-sở, một trong 11 món Thiện tâm-sở.

Hành-xả nghĩa là thế nào? 

Người tu-hành, nhờ trí sáng-suốt, nhận biết “thọ là khổ”, nên không nắm giữ một thứ gì hết, dù quý báu bao nhiêu.  Ngay trong sự tu-hành cũng vậy, họ không trụ trước ở các pháp mình đã tu, đã chứng; trái lại họ luôn luôn xả bỏ những gì mình đã đạt đến, để tiến triển trên bước đường đi đến giả-thoát.  Nếu người tu-hành cứ mãi say đắm vào quả-vị mình đã chứng, thì suốt đời sẽ bị trầm-một nơi đó, không bao giờ có thế tiến lên, để đạt thành đạo quả vô-thượng Bồ-đề.  Kinh Kim-Cang sớ có nói: “Người tu-hành phải như người nương thuyền qua sông, khi thuyền đã cặp bến, nếu ta không bỏ nó để lên bờ, thì đừng hòng đến đâu và biết gì được.  Người muốn thành đấng siêu việt tự-tại, cần phải từ khước mọi đắm say”. 

Pháp hành-xả này giúp ta thành-tựu sự siêu-thoát ấy. 

C.      KẾT-LUẬN: 

Tóm lại, người tu bảy pháp Bồ-đề phần này, chắc chắn sẽ được bốn kết-quả quý-báu sau đây: 

1.      Tất cả pháp ác đều được tiêu trừ.

2.      Tất cả pháp lành càng ngày càng tăng-trưởng.

3.      Vì thường tu thiện, đoạn ác, nên luôn luôn được an-lạc, không bị đau khổ.

4.      Sẽ chứng thành Phật quả.

HT. Thích Thiện Hoa
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
 BÀI HỌC KẾ TIẾP
(Phật Học Phổ Thông Khóa thứ III )
ÐẠO ÐẾ (BÁT CHÁNH ÐẠO)
 CÁC BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712